Bàn thờ của người Việt bao gồm những gì?

Thờ cúng tổ tiên là một truyền thống đã in đậm dấu ấn ở Việt Nam. Phong tục này tuy mỗi vùng lại có những điểm khác nhau nhưng đều có điểm chung là được tiến hành ở không gian linh thiêng là bàn thờ. Chính vì vậy, gia chủ thường quan tâm đến đồ thờ cúng hơn đồ gia dụng thông thường rất nhiều.

1. Lư hương

Không giống như đốt nhang, sử dụng lư hương nhằm tạo ra một làn sương mờ ảo xung quanh bàn thờ. Điều này giúp không chỉ thanh lọc không khí mà còn thể hiện lòng hiếu thảo của họ với tổ tiên. Vị trí đặt lư hương thông thường là ở chính giữa bàn thờ, hai bên là đôi hạc và chân nến gác. 

Hiện nay, lư hương gốm được rất nhiều người dùng ưa chuộng nhờ chất liệu gốm giữ cho lư hương đủ nóng để từ từ đốt hương và tạo ra làn khói giống như lớp sương mỏng.

2. Bát hương

Cả với những kiểu bàn thờ truyền thống hay bàn thờ hiện đại thì chắc chắn bát hương là thành phần không thể thiếu. Truyền thống của người Việt coi bát hương là linh hồn của bàn thờ gia tiên, là vật linh thiêng kết nối người sống và người chết. Đối với người Việt Nam, bát hương là nơi ông bà tổ tiên lui tới vào những dịp đặc biệt như giỗ chạp, lễ tết. Bát hương được đặt phía trước lư hương nhưng ở vị trí thấp hơn để từ ngoài nhìn vào đều có thể nhìn rõ cả hai vật.

Hiện nay, người dùng thường ưa chuộng 2 loại bát hương chính là loại bát gốm men trắng hoa văn màu lam cho các kiểu bàn thờ truyền thống như bàn thờ ô xa, hoặc loại đồ gốm sứ với hình ảnh và hoạ tiết được in bằng hiệu ứng 3D cho kiểu bàn thờ hiện đại như bàn thờ chung cư.

ban-tho-nguoi-viet-1.jpg (317 KB)
Bát hương trên bàn thờ người Việt

3. Bình gốm

Người Việt Nam tin rằng thế giới bên kia có tồn tại. Và nếu ở thế giới này, con người cần gạo, muối và nước thì ở thế giới bên kia cũng vậy. Khi đó, bình gốm được người Việt Nam sử dụng để đựng các nguyên liệu như gạo, muối và nước cho những người ở thế giới bên kia. 

Người Việt đặt những bình gốm này lên bàn thờ với mong muốn được tổ tiên phù hộ độ trì cho cuộc sống sung túc, khỏe mạnh và thịnh vượng. Những bình gốm này được đặt ở hai bên bàn thờ, khá gần với bát hương và được đặt theo thứ tự: hũ nước ở giữa, hũ gạo và muối ở bên cạnh.

4. Khay

Trong việc thờ cúng tổ tiên, quan niệm mâm cao cỗ đầy trên bàn thờ là vô cùng quan trọng. Khác với những loại đĩa gốm sứ sử dụng hằng ngày, loại đĩa thờ hay còn gọi là khay thường to hơn và có trụ nhỏ bên dưới. Thiết kế như vậy giúp đĩa chịu được trọng lượng nặng từ các loại hoa quả và việc trưng bày bàn thờ cũng đẹp mắt và trang trọng hơn.

Khay thường được đặt ở chính giữa bàn thờ, trước bát hương và sau bộ ấm trà.

5. Đèn dầu

Lửa là yếu tố quyết định đến nền văn minh của nhân loại trong quá khứ. Ở Việt Nam, đèn dầu được đưa lên bàn thờ như một cách để tỏ lòng biết ơn đối với công lao người xưa đã tạo ra và giữ lửa.

Ngoài ra, đèn dầu cũng là một lời nhắc nhở quan trọng về quá khứ mà người Việt Nam rất trân trọng. Chưa kể, theo phương diện phong thủy, chiếc đèn này được coi như một vật bảo vệ để xua đuổi tà ma.

Nếu chỉ có một ngọn đèn thì có thể đặt ở chính giữa bàn thờ, phía trước di ảnh hoặc bài vị của người đã khuất. Nếu dùng 2 chiếc đèn dầu thì bạn nên đặt chúng đối xứng ở hai phía của bàn thờ.

ban-tho-nguoi-viet-2.jpg (125 KB)
Đèn dầu truyền thống

6. Bộ ấm trà

Trà đã trở thành thức uống yêu thích và mang tính truyền thống của người Việt từ ngàn đời nay. Vì vậy, đây cũng là một phần không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của người Việt. Thêm vào đó, truyền thống này còn có mối liên hệ với niềm tin “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của Phật giáo .

Một bộ ấm trà thờ cúng tiêu chuẩn có kích thước nhỏ gọn, bao gồm một ấm và một bộ ba hoặc năm chén trà. Về mặt chất liệu, bộ ấm trà thường được làm bằng gốm và tráng men, chủ yếu là men ngọc. Nhưng ngày nay, với các công nghệ tiên tiến và nhiều mẫu bàn thờ hiện đại được áp dụng thì nhiều chất liệu khác cũng được sử dụng để làm bộ ấm trà thờ và dần được người dùng đón nhận.

Trên bàn thờ, bạn có thể đặt bộ ấm trà ở hai bên, đặt bên cạnh bộ chén đựng rượu.

7. Bộ chén đựng rượu

Bộ chén đựng rượu, hay còn gọi là bộ kỷ chén, bao gồm ba chén rượu gạo nhỏ nằm trên một khay nhỏ. Những chiếc chén này thường được dùng để đựng rượu trong những dịp đặc biệt và đựng nước trong những ngày bình thường.

Theo quan niệm truyền thống, chiếc chén ở giữa dành cho thần trên trời, và hai chiếc còn lại lần lượt dành cho tổ tiên và các linh hồn thánh thiện.

Tương tự như bộ ấm trà, bộ chén này thường được làm bằng chất liệu gốm sứ và tráng men. Trên bàn thờ, bộ chén rượu này được đặt ở chính giữa và gần mép bàn thờ.

8. Bình tài lộc

Bình tài lộc hay lộc bình có nghĩa là “bình đựng của cải và những điều may mắn”, thường được làm bằng gốm sứ, thủy tinh, gỗ hoặc thậm chí là vàng, trong đó gốm sứ là chất liệu phố biến và được ưa chuộng nhất nhờ kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Đặc biệt, theo quan niệm người xưa, quá trình sản xuất bình tài lộc bằng gốm cũng mang nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như công đoạn nung tượng trưng cho sự hòa hợp của các yếu tố trời và đất để cho ra đời một sản phẩm bền và đẹp. Do đó, sử dụng bình tài lộc bằng gốm còn mang ý nghĩa đem lại cho gia chủ những điều may mắn trong cuộc sống.

ban-tho-nguoi-viet-3.jpg (361 KB)
Cặp bình tài lộc

Thoạt nhìn, những chiếc bình tài lộc trông không có gì khác biệt so với những chiếc bình bình thường nhưng điều khiến chúng khác biệt chính là chúng được trang trí bằng hình thù các sinh vật hiền lành, thánh thiện và mang tính biểu tượng trong truyền thống của người Việt.

Trên bàn thờ, bình tài lộc được đặt ở hai bên tượng trưng cho những người bảo vệ xung quanh bát hương - nơi hội tụ linh hồn những người đã khuất.

5/5 (1 bầu chọn)