Thiết kế, xây dựng và trùng tu nội thất đình, chùa

Trong văn hóa người Việt Nam đình chùa là những nơi thờ cúng linh thiêng, là biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Do vậy kiến trúc, nội thất đình chùa đều cần mang tính trang nghiêm, cổ kính, độc đáo mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

Đặc điểm kiến trúc, nội thất đình Việt Nam

Trong văn hóa của người Việt, đình là kiến trúc công cộng mà hầu hết làng nào cũng có. Tại đình, người dân thờ thành hoàng và cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng chung của cả làng. Có những giai đoạn đình còn được sử dụng làm trụ sở hành chính - nơi giải quyết những mâu thuẫn của người dân trong làng. Đến nay, hầu hết đình làng Việt là nơi chỉ chuyên thờ cúng hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa, truyền thống của người dân.

noi-that-dinh-chua-5.jpg (192 KB)

Nội thất và kiến trúc đình tại các làng quê Việt có nhiều khác biệt, mang nét đẹp văn hóa độc đáo riêng của mỗi vùng miền. Song đặc điểm chung của đình là kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc.

Vị trí địa lý

Đình tại làng thường được xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiện cho việc tập trung như nơi nối các đường, ngõ. Ngoài ra, vị trí xây dựng đình còn phải đáp ứng nguyên tắc phong thủy, thường phía trước luôn có sông, hồ tự nhiên hoặc nhân tạo. Hướng xây dựng thường chọn là hướng Nam, Đông Nam.

noi-that-dinh-chua-4.jpg (173 KB)

Bố cục và kiến trúc

Hầu hết đình làng là một ngôi nhà lớn, rộng, dựng trên những hòn đá lớn dùng làm cột chống. Nội thất trong đình thường dùng gỗ làm vật liệu chủ đạo, tập trung vào chạm khắc trang trí các hoa văn đặc trưng. Tường đình xây dựng bằng gạch, mái ngói lợp hình mũi hài có nóc là hai con rồng chầu mặt nguyệt.

Thành phần chính của kiến trúc đình bao gồm: Đại đình, Hậu cung, Tiền tế và Nhà tả vu, hữu vu. Gian giữa của đình thường rộng, dùng để thờ Thành hoàng. Ở các ngôi đình cũ thường vẫn còn giữ một cái trống lớn được sử dụng để gọi dân làng về tụ họp.

Nội thất

Bài trí nội thất trong đình làng Việt còn phụ thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền và đặc trưng cho từng giai đoạn lịch sử. Trong những đình làng cổ xưa, ta thường thấy cách bài trí nội thất như sau:

  • Ban thờ thường ở một sàn gác lửng, phía trước có cửa võng.
  • Phía sau là hậu cung quây kín - nơi đặt bài vị, ngai ỷ và còn có thêm tượng Thành hoàng làng.
  • Gian chính nơi bày các đồ thờ tự rực rỡ, công phu, tinh xảo thể hiện lòng thành kính, tôn nghiêm nhất của đình làng. 
  • Nội thất trước cửa cung cấm thường gồm: hương án, giá bát bửu dựng hai bên, tàn, tán, các vật dụng làm tăng thân thế của vị thần được thờ phụng.
  • Không gian thiêng ở đình còn được bày những cặp tàn, tán, lọng thêm phần sang quý.

noi-that-dinh-chua-3.jpg (194 KB)

Đặc điểm kiến trúc, nội thất đình Việt Nam

So với đình thì chùa là kiến trúc có phần lớn hơn, là nơi hoạt động và truyền bá Phật giáo. Ở chùa, các nhà sư và tăng ni có nơi ở lại, sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật, các Phật tử thường xuyên đến đây thăm viếng, nghe giảng hoặc tham gia các nghi thức Phật giáo.

Vị trí địa lý

Khác với đình, chùa thường xây dựng ở những nơi yên ắng, u tịch, ít người qua lại, có thể là góc hoặc ven làng. 

Bố cục và kiến trúc

Các ngôi chùa Việt Nam có thể mang nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền nhưng đều có cách thiết kế, bố trí giống nhau bao gồm:

  • Cổng tam quan: là 3 cửa dẫn vào chùa, trong đó cửa giữa là lớn nhất được trang trí hoành tráng với những chi tiết trạm trổ rồng, phượng, sư tử.
  • Bái đường, hay còn gọi là tiền đường: là nơi đặt bàn đón khách hoặc đặt bàn chuông. Phật tử khi vào chùa sẽ đi qua bậc tam khách để đến bái đường, một số chùa có thể bày bia đá, phật tượng,... ở đây.
  • Sân chùa: nằm phía sau tam quan, được trồng cây cỏ, hoa lá, hòn non bộ mang đến cảnh sắc thiên nhiên đẹp cho chùa và là nơi sinh hoạt, thực hiện các lễ nghi.
  • Chính điện: là không gian chính, linh thiêng nhất trong chùa, nơi đặt các bức tượng Phật quý giá.
  • Hành lang: thường đặt song song với chính điện, nối giữa chính điện và hậu cung.
  • Hậu đường: đặt ở phía sau chính điện, đi qua hành lang.

noi-that-dinh-chua-1.jpg (304 KB)

Nội thất

Nội thất trong chùa mang đậm nét kiến trúc truyền thống Việt Nam như:

  • Cột chùa thường có một cột cái, những cột con và hiên nối với nhau bằng các xà làm từ gỗ lim hoặc bê tông chắc chắn.
  • Cửa chùa làm bằng gỗ tự nhiên, điêu khắc tinh xảo tỉ mỉ các họa tiết rồng phượng.
  • Chùa chia thành các khu vực thờ phụng khác nhau gồm Phật đường và nhà bái đường. Trong Phật đường thường đặt tượng thờ Tam Thế Phật, Di Đà tam tôn, Hoa Nghiêm Tam Thánh, Di Lặc, Cửu Long,... theo quy tắc riêng. Trong khu vực Tiền đường đặt tượng Hộ Pháp, tượng Thần Thổ Địa - Thánh Tăng,...
  • Tượng trong chùa là nội thất quan trọng nhất, thường có kích thước lớn (phù hợp với không gian diện tích chùa),chế tác bằng gỗ, đồng, xi măng,...

noi-that-dinh-chua-2.jpg (251 KB)

Đồ thờ Thông Hồng chuyên thiết kế, xây dựng và trùng tu nội thất đình, chùa

Chùa, đình là những công trình công cộng, kiến trúc ở mỗi nơi có thể khác nhau nhưng đều mang nét đẹp trang nghiêm, cổ kính, tuân thủ theo những nguyên tắc riêng. Đồ thờ Thông Hồng tự hào là một trong những đơn vị chuyên thiết kế, xây dựng và trùng tu nội thất đình, chùa lâu năm, có uy tín tại làng nghề Sơn Đồng, Hà Nội.

Xưởng đồ thờ Thông Hồng tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ thiết kế, xây dựng, trùng tu nội thất chuẩn, phù hợp với văn hóa, đặc trưng của mỗi vùng miền nhờ có:

  • Xưởng diện tích lớn, đội ngũ nghệ nhân và nhân công có tay nghề, nhiều năm kinh nghiệm trong chế tác đồ thờ, thiết kế và xây dựng nội thất đình chùa.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ việc chế tác đồ thờ, nội thất đình chùa nhanh, đẹp, đặc biệt là dàn máy CNC hiện đại chuyên chế tác các pho tượng kích thước lớn.
  • Đội ngũ nghệ nhân kinh nghiệm lâu năm, tay nghề đứng đầu tại làng nghề Sơn Đồng, am hiểu sâu sắc về kiến trúc cổ truyền chùa đình ở mỗi vùng miền.
  • Quy trình chế tác cẩn thận, kết hợp với yếu tố tâm linh theo yêu cầu của khách hàng.
  • Tư vấn, xây dựng bản phối 3D thiết kế nội thất đình chùa theo yêu cầu của khách hàng.

Nếu khách hàng đang có nhu cầu thiết kế, xây dựng, trùng tu nội thất đình chùa hãy liên hệ với Đồ thờ Thông Hồng. Đội ngũ nghệ nhân tay nghề giỏi, am hiểu kiến trúc và phong thủy sẽ hỗ trợ tận tình nhất để có được công trình đẹp hoàn hảo.

ĐỒ THỜ THÔNG HỒNG
Địa chỉ: Ngã Tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0914 83 55 56

5/5 (1 bầu chọn)