Nhắc đến tâm linh, người ta nhắc đến sự linh thiêng cõi phật, về trời đất, kiếp người. Có tâm linh trong sáng, luôn hướng điều thiện, điều tốt đẹp của tâm hồn, có tâm linh tiêu cực, hướng đến vụ lợi, không trong sáng, bóp méo cái đẹp. Ở nước ta, đạo Phật là tôn giáo có truyền thống lâu đời nhất, hướng đến lòng yêu nước, đạo hiếu, trọng dân đi sâu vào tâm thức của mỗi con người trong ý niệm về tâm linh.
Tượng mẫu xuất hiện từ khi nào?
Tín ngưỡng thờ tượng Mẫu ở Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa với những ảnh hưởng ngoại lai đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu khắc họa khuôn hình của người Mẹ, biểu tượng cho quyền năng sinh sôi, bảo trữ, che chở và đùm bọc cho nhân loại. Tín ngưỡng mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước nguyện giải thoát của mình khỏi những ràng buộc, thành kiến của xã hội Nho giáo phong kiến cũ xưa. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.
Trong dân gian, tục lệ thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời xưa khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này được kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ.Tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển và hình thành tín ngưỡng Tứ phủ (ba phủ trên có thêm Địa phủ),Tam phủ (Nhạc phủ, Thiên phủ, Thoải phủ). Đến thế kỷ XVI, cùng với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành. Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật Hát văn - một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của quốc gia.
Điện thờ Mẫu có khắp nơi trên ở đất nước ta từ Bắc vào Nam ra tới cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Có nơi là được xây dựng đền đài nguy nga với những nét điển hình đặc trưng, có nơi trông giống như một ngôi đình, chùa, đền hay miếu, lại có nơi chỉ là những điện thờ nho nhỏ. Vậy nên hầu như người ta chỉ nhận diện được nơi thờ Mẫu khi quan sát các nét riêng trong kiến trúc tổng thể những đặc điểm riêng trong nghi thức thờ cúng hay sự bài trí ở điện thờ. Chính những nét đặc trưng ấy đã góp phần tạo nên sự tín ngưỡng thuần phác, đậm chất Việt Nam.
Tượng mẫu Sơn Đồng
Ở làng nghề Sơn Đồng người nghệ nhân thường chế tác tượng mẫu bằng chất liệu gỗ thay cho các sản phẩm đồ thờ cúng bằng đồng bởi khi tượng được điêu khắc bằng gỗ sẽ thể hiện được cái hồn trong từng bức tượng, toát lên được vẻ trang trọng mà vẫn hiền từ của mỗi vị thánh mẫu. Với tay nghề điêu luyện thuần thục những nghệ nhân sẽ tạo ra mỗi bức tượng mẫu mang một ý nghĩa riêng.
Chất liệu để làm tượng mẫu Sơn Đồng
Để chế tác ra tượng mẫu, người nghệ nhân thường dùng: gỗ dổi, gỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ hương... Nhưng đa số họ thích dùng gỗ mít nhất vì với đặc tính mềm dẻo, rất dễ tìm kiếm, có màu vàng, dễ đục đẽo gọt, ít nứt và có độ bền cao.
Thờ mẫu trong lòng người Việt
Ta có thể thấy, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam mang tính chất bản địa rất sâu sắc, có sức mạnh rất lớn xuyên suốt trong lịch sử. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam rất đa dạng về hình thức biểu hiện và có tính thống nhất rất cao và quy về một mối là giúp nước, giúp dân trong chống thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm giành, giữ và bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng là bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp có tính bản địa, ý nghĩa tích cực của tín ngưỡng thờ Mẫu trong thực hiện hiện đại đoàn kết toàn dân tộc và phát triển chủ nghĩa tiến bộ, nhân đạo và nhân văn, trong tiến trình công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.
Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu hay đặt hàng tượng mẫu, vui lòng liên hệ Đồ Thờ Tâm Linh để được tư vấn và hỗ trợ.
Hân hạnh được phục vụ quý khách!