-

Tượng phật thờ trong đền, điện, chùa, miếu bởi nghệ nhân Sơn Đồng

Nhắc đến những bức tượng Phật to lớn, chế tác tinh xảo như những tác phẩm nghệ thuật được thổi hồn nghệ sĩ thì không thể không nhắc đến các nghệ nhân Sơn Đồng. Làng nghề Sơn Đồng với lịch sử hình thành lâu đời hiện đã vang danh cả nước, nổi tiếng với những bức tượng Phật, tượng thờ đền điện sắc sảo, mang vẻ đẹp tâm linh và thời gian.

Tư vấn bán hàng
0914835556
Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển phạm vi lên tới 30km

Cam kết chất lượng

Sản xuất bởi các nghệ nhân và đội ngũ thợ tay nghề cao

5/5 (1 bầu chọn)

Tìm hiểu về tượng Phật thờ trong đền, điện, chùa, miếu

Đời sống văn hóa tâm linh của người Việt rất đa dạng, trong đó có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đền, điện, chùa, miếu, phủ, am, quán,... Mỗi nơi thờ cúng này lại mang ý nghĩa khác nhau và thờ những vị Phật, vị anh hùng đất nước, các vị thần,... khác nhau.

tuong-tho-den-dien-5.jpg (125 KB)

Tượng Phật thờ trong chùa

Chùa là cơ sở hoạt động, truyền bá Phật giáo, cũng là nơi tu hành, sinh hoạt của các nhà sư, tăng, ni. Phật giáo ở Việt Nam khá phổ biến và được nhiều người tin tưởng lựa chọn, do vậy mà số lượng ngôi chùa cũng rất lớn. 

Tượng Phật thờ trong chùa là đa dạng nhất, thường gặp như: tượng Tam Thế Phật, tượng Di Đà tam tôn, tượng Di Lặc, tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, tượng Kim cương bát bộ, tượng Tứ Thiên Vương, tượng Cửu Long, tượng Hộ Pháp, tượng Thần Thổ Địa - Thánh Tăng,...

tuong-tho-den-dien-11.jpg (316 KB)

Việc bố trí các tượng Phật thờ trong các chùa có thể là khác nhau nhưng điểm chung là các bức tượng Phật đều được đặt ở các vị trí cao, trung tâm và linh thiêng nhất, nơi các Phật tử hướng tới cầu nguyện với lòng kính ngưỡng.

Tượng thờ đền điện

Đền là nơi tâm linh được dùng để thờ cúng một vị Thánh hoặc nhân vật lịch sử nào đó được người dân tôn sùng như Thánh. Khắp đất nước ta có thể dễ dàng tìm thấy các đền thờ xây dựng để ghi nhớ công ơn của một cá nhân dựng theo truyền thuyết dân gian hoặc anh cùng có công với đất nước.

tuong-tho-den-dien.jpg (143 KB)

Các đền thờ các anh hùng dân tộc nổi tiếng có thể kể đến như Đền Hùng, Đền Kiếp Bạc, Đền Trần, Đền Sóc,...  Các đền thờ các vị thánh theo truyền thống dân gian nổi tiếng có thể kể đến như Đền Bạch Mã, Đền Quán Thánh, Đền Voi Phục,  Đền Kim Liên,...

Do thờ các vị Thánh hoặc các vị anh hùng dân tộc khác nhau nên tượng thờ đền điện ở mỗi nơi cũng khác nhau. Ngoài tượng của các vị anh hùng, vị Thánh được nhắc đến thì tượng thờ đền điền còn có những cá nhân, nhân vật có công liên quan.

Tượng thờ trong miếu

Miếu là một nơi thờ cúng thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam, thường có quy mô nhỏ hơn đền. Tượng thờ trong miếu rất đa dạng, có thể là các vị thần, những người có công với địa phương hoặc các vị anh hùng của địa phương.

tuong-tho-den-dien-2.jpg (263 KB)

Tên gọi của miếu sẽ thường khá đơn giản, mang tính tượng trưng, gọi theo đối tượng được thờ trong miếu. Ví dụ như miếu Cô, miếu Cậu, miếu Thủy thần, miếu Hà Bá, miếu Sơn Thần,... 

Dấu ấn tượng Phật, tượng thờ đền điện của các nghệ nhân Sơn Đồng

Làng nghề Sơn Đồng nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Bắc, nơi đây nổi tiếng với nghề tạc tượng, làm sơn son vàng, thếp bạc. Cụ tổ nghề tạc tượng Sơn Đồng là cụ Đức thánh Đào Trực - người có công “phục nghệ giáo dân”, lưu truyền nghề được người dân ghi nhớ công ơn và thờ cúng tại làng.

Có lịch sử hình thành lâu đời từ triều Tiền Lê, hoạt động của làng nghề Sơn Đồng bị ảnh hưởng trong thời kỳ chiến tranh. Đến khoảng giữa những năm 80 của thế kỳ 20, cụ Nguyễn Đức Dậu và một vài nghệ nhân khác mới mở lớp khôi phục lại nghề. Từ đó, làng nghề phát triển nhanh chóng và đến nay đã trở nên nổi tiếng, đứng đầu trong lĩnh vực chế tác tượng Phật, tượng thờ đền điện và các đồ thờ cúng.

tuong-tho-den-dien-9.jpg (182 KB)

Sản phẩm của làng nghề Sơn Đồng không chỉ được người dân Thủ đô biết đến mà còn quen thuộc với nhân dân cả nước. Dấu ấn bàn tay của các nghệ nhân Sơn Đồng đã có mặt ở hầu hết các di tích đền, chùa, điện, miếu,... vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Sản phẩm tượng Phật, tượng thờ đền điện của làng nghề Sơn Đồng chiếm hơn 70% thị phần toàn quốc. Tiêu biểu là tượng Đức Thánh, tượng Phật, tượng các vị anh hùng, các linh vật  thờ như ông Hạc, câu đối, cuốn thư, ban thờ,... Điểm đặc trưng là tất cả sản phẩm đều được chế tác một cách tinh xảo, sơn son, thếp bạc tỉ mỉ và công phu.

Thậm chí hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, người thợ Sơn Đồng còn dẫn đầu sáng tạo tượng chân dung, tượng mỹ nghệ để xuất khẩu. Không ít sản phẩm được các Việt kiều đặt mua và xuất hiện trong các ngôi chùa, đình ở nước ngoài.

tuong-tho-den-dien-6.jpg (176 KB)

Quy trình chế tác tượng Phật, tượng thờ đền điện công phu ở làng nghề Sơn Đồng

“Hướng tới chất lượng sản phẩm, giữ gìn văn hóa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” chính là phương châm hoạt động của các cơ sở sản xuất tại làng nghề Sơn Đồng. Đồ thờ Thông Hồng chính là đại diện tiêu biểu, gắn liền với sự phát triển nổi tiếng của làng nghề. 

Tượng thờ đền điện, tượng Phật tại Đồ thờ Thông Hồng được sản xuất theo quy trình cẩn thận theo đơn đặt hàng, nơi các nghệ nhân “thổi hồn vào gỗ” bằng những bàn tay tinh xảo, niềm say mê và tâm huyết. Mỗi sản phẩm Đồ thờ Thông Hồng sản xuất đều đạt chất lượng cao cấp, xứng đáng với thương hiệu Sơn Đồng.

Cụ thể quy trình chế tác tượng thờ đền điện tại Đồ thờ Thông Hồng như sau:

Bước 1: Chọn nguyên liệu

Đây là bước quan trọng nhất khi các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm cần chọn gỗ có chất lượng tốt nhất, xử lý đúng kỹ thuật trước khi chế tác.

Bước 2: Phác khối

Những khúc gỗ được chọn sẽ được loại bỏ phần giác, giữ lại phần lõi để tạc phác khối.

tuong-tho-den-dien-7.jpg (179 KB)

Bước 3: Chạm khắc chi tiết

Sau phác khối, các khúc gỗ được chạm khắc chi tiết các bộ phận của tượng thờ như tay, chân, mắt, mũi, môi. Bước này yêu cầu người thực hiện phải có sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận và tập trung cao độ.

Bước 4: Kiểm tra thành phẩm

Thành phẩm sau khi hoàn thành chạm khắc chi tiết sẽ được các nghệ nhân có tay nghề cao kiểm tra kỹ càng, chỉnh sửa cho đến khi đạt đến sự hoàn hảo.

Bước 5: Sơn tượng

Sơn tượng sẽ giúp bảo vệ tượng thờ đền điện bền bỉ theo thời gian và tăng hiệu quả thẩm mỹ. Kỹ thuật sơn tượng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỳ công không kém bước chạm khắc chi tiết, đây cũng là bí quyết của các nghệ nhân Đồ thờ Thông Hồng.

Với quy trình sản xuất cẩn thận, công phu trên, Đồ thờ Thông Hồng tự hào đem đến những sản phẩm tượng thờ đền điện cao cấp nhất tới tay khách hàng. Nếu có nhu cầu cần tư vấn thêm về sản phẩm, hãy liên hệ với Đồ thờ Thông Hồng nhé.

ĐỒ THỜ THÔNG HỒNG
Địa chỉ: Ngã Tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0914 83 55 56