La Hán là ai?
La Hán, hay còn gọi là A-la-hán (Arhat trong tiếng Phạn),là đệ tử đắc đạo của Phật, là chính quả có tu hành cao nhất trong Phật giáo. Khi tu đạt tới cảnh giới của La Hán, nghĩa là họ đã hoàn toàn giải thoát khỏi những khổ đau và phiền não của tam giới, loại bỏ mọi chấp trước và đạt đến sự an lạc vĩnh viễn, thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Về mặt ý nghĩa, La Hán được coi là bậc Giải Thoát Vô Học Quả, biểu tượng cho sự viên mãn tuyệt đối, khi đã hiểu thấu và hoàn tất mọi tri thức, không còn điều gì cần phải học hỏi thêm nữa. La Hán không chỉ là biểu tượng của sự giải thoát mà còn là hiện thân của sự kiên trì và lòng vị tha.
Trong Phật giáo, La Hán có ba ý nghĩa:
Một là “sát tặc”, tức là một vị A-la-hán có thể “giết” hết tất cả các loại ma. Tức là trong tâm của các Ngài không còn một chút “ma” phiền não, “ma” tham sân si nào nữa.
Hai là “ứng cung” hay còn gọi là chính quả La Hán. Đã đoạn diệt với tất cả những nguyên nhân có thể dẫn đến sinh tử lưu chuyển. Cả người thanh tĩnh, được trời cung dưỡng.
Ba là “vô sinh” đồng nghĩa với Niết Bàn. Tức là La Hán đã tiến vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh hằng bất biến. Hay nói một cách rõ ràng hơn thì các Ngài không còn sanh tử luân hồi, là cảnh giới bất sinh bất diệt.
Trong nhiều ngôi chùa Phật giáo, các bức tượng La Hán thường được đặt xung quanh khu vực thờ chính, và thường có tổng cộng 18 vị La Hán. Số lượng này có thể thay đổi tùy vào từng truyền thống Phật giáo, nhưng con số 18 thường được sử dụng phổ biến nhất trong các chùa tại Trung Quốc và Việt Nam. Mỗi vị La Hán đại diện cho một phẩm chất, một đức tính mà người tu hành cần noi theo.
18 vị La Hán: Biểu tượng của lòng từ bi và trí tuệ trong Phật giáo
Các vị La Hán xuất hiện khá sớm, chủ được đề cập trong cuốn sách Pháp Trụ Ký, do Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) biên soạn và sau này được Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra chữ Hán. Trong đó, có đề cập tới 16 vị La Hán, là đệ tử được Phật cử ở lại nhân gian, không vào cõi Niết Bàn, được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu.
Theo thời gian, nhiều dị bản về 18 vị La Hán đã xuất hiện và lưu truyền, khiến tên gọi, sự tích, cũng như thứ tự của các vị La Hán không thống nhất. Ghi chép sớm nhất về 18 vị La Hán xuất phát từ tác phẩm của Tô Đông Pha, một học giả thời Bắc Tống, Trung Quốc. Ông là người tu hành theo Phật giáo và cùng với một vị đại sư đã sáng tác bộ “Thập Bát La Hán thư.” Mặc dù qua thời gian, nhiều sự thay đổi, bổ sung song tinh thần cốt lõi của tác phẩm vẫn được duy trì.
01. Tọa Lộc La Hán
Tân Đầu Lô Tôn Giá (hay Pindola Bharadvaja), người cưỡi nai tiến vào hoàng cung khuyên bảo Quốc vương học Phật tu hành.
02. Khánh Hỷ La Hán
Già La Già Phạt Tha Tôn Giả (hay Kanakavatsa), biết tất cả các pháp thiện ác, phân biệt mọi tốt xấu trên thế gian. Trước đây rất lâu, ở thời kì Ấn Độ cổ đại là một nhà hùng biện, lúc người biện luận thường mang theo nụ cười, nên mới gọi là Hoan Hỉ.
03. Cử Bát La Hán
Ca Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả (Kanaka Bharadvaja), ngụ ở Đông Thắng Thân Châu, vị giữ bát hóa duyên, khuyến giáo hành giả, hình tượng trong các chùa là vị La Hán trên tay cầm chiếc bát.
04. Thác Tháp La Hán
Tô Tần Đà Tôn Giả (hay Subinda),ngụ ở Bắc Câu Lô Châu, là vị đệ tử cuối cùng mà Đức Phật thu nạp, vì thường hoài niệm tới Đức Phật mà trong tay nâng Phật tháp.
05. Tĩnh Tọa La Hán
Nặc Cự La Tôn Gia (hay Nakula) là vị La Hán vốn thuộc giai cấp Sát-đế-lợi có sức mạnh vô song. Sau khi theo Đức Phật xuất gia, sư phụ của Ngài muốn Ngài ngồi tĩnh tọa để bỏ đi thói lỗ mãnh vốn có trước đây.
06. Quá Giang La Hán
Bạt Đà La Tôn Giải (hay Bhadra),là thị giả của Phật, chủ quản việc tắm rửa, ngụ tại Đam Không La Châu, hiền giả qua sông tựa như chuồn chuồn lướt nước, vô ngã vô thường. Ngài thường dong thuyền đi hoằng hóa chúng sinh, từ chúng sinh thường gọi Ngài là Quá Giang La Hán.
07. Kỵ Tượng La Hán
Già Lý Già Tôn Giả (hay Kalica),quê ở Tích Lan (nay thuộc Sri Lanka). Trước khi xuất gia, Ngài làm nghề quản tượng (huấn luyện voi). Sau khi chứng đạo, Đức Phật chỉ dạy Ngài ở lại quê hương để truyền giảng Phật pháp.
08. Tiếu Sư La Hán
Đốc La Phật Đa Tôn Giả (hay Vajraputra) vốn hành nghề thợ săn. Sau này khi xuất gia, Ngài nỗ lực tu tập, sau chứng quả thành A-la-hán, có một con sư tử thường quấn quýt cạnh Ngài để tạ ơn.
09. Khai Tâm La Hán
Tuất Bác Già Tôn Đả (hay Jivaka), trước khi xuất gia là thái giám, ở tại ngôi chùa nhỏ trong núi, cũng có dị bản nói trước đây là một người ăn mày thường cởi trần để tu hành, móc tim thấy có Phật nên có tên Khai Tâm.
10. Thám Thủ La Hán
Bản Thác Già Tôn Đả (hay Panthaka),là người sinh ra ở ven đường, sau khi tĩnh tọa xong thường vươn tay duỗi người nên gọi là Tham Thủ.
11. Trầm Tư La Hán
Hầu La Tôn Giả (hay Rahula),con của Thái tử Tất Đạt Đa (chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni),, xuất gia trở thành một trong 10 đại đệ tử, được xưng là Mật Hành đệ nhất, ngụ ở Dương Cù Châu, đạo hạnh Phật hiệu ở vị trí hàng đầu.
12. Khoái Nhĩ La Hán
Na Già Tê Na Tôn Giả (Nagasena) hay Na Tiên, là vị La nổi tiếng về tài biện luận. Có nơi nói rằng, Ngài chuyên tu về nhĩ căn, dùng âm thanh thuyết Pháp để đưa người vào đạo.
13. Bố Đại La Hán
Yết Đà Tôn Giả (hay Angada). Theo truyền thuyết Ngài là người bắt rắn ở Ấn Độ, nhụ ở hang núi rộng rãi. Sau khi đắc đạo, Ngài thường cõng một chiếc túi vải, thường mở miệng cười lớn.
14. Ba Tiêu La Hán
Phạt Na Bà Tư Tôn Giả (hay Vanavasin) ngụ ở trong núi, sau khi xuất gia thương ngồi dưới cây ba tiêu tu hành, một ngày tu thành chính quả nên có tên đó. Hiên nay có nơi gọi là Bố Đại Di Lặc.
15. Trường My La Hán
A Thị Đa Tôn Giả (hay Ajita) là thị giả của Phật cùng với Kỵ Tượng La Hán, ngụ ở đỉnh núi Linh Thứu, khi sinh ra đời có hàng lông mày dài nên gọi tên Trường Mi.
16. Khán Môn La Hán
Chú Đồ Thác Già Tôn Giả (hay Cullapatka),là em trai của Panthaka (Thám Thủ La Hán). là người tận trung với cương vị công tác.
17. Hàng Long La Hán
Già Diệp Tôn Giả (hay Nandimitra), thời Ấn Độ cổ đại Long Vương lén lấy kinh Phật, ngài đi đánh hàng Long Vương để lấy lại, lập công lớn nên có tên Hàng Long.
18. Phục Hổ La Hán
Tên của Ngài là Di Lặc Tôn Giả (hay Dharmatrata), truyền thuyết xưa có con hổ thường qua lại ngoài miếu nơi ngài tu hành, ngài bèn mang cơm chay cho con hổ ăn, thuần phục nó nên gọi tên Phục Hổ.
Vai trò và ý nghĩa tâm linh của 18 vị La Hán trong Phật giáo
Trong Phật giáo, 18 vị La Hán đóng một vai trò rất quan trọng. Họ là những người đã chứng đắc đạo quả, là những người đã vượt qua mọi đau khổ, phiền não và đạt đến sự giải thoát hoàn toàn. Họ trở thành biểu tượng cho lòng từ bi, trí tuệ và sự kiên định trong tu hành. Đối với các Phật tử, việc thờ cúng và tôn kính các vị La Hán mang lại ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Các vị La Hán là hiện thân của lòng từ bi vô lượng trong Phật giáo. Họ luôn dùng trí tuệ và lòng từ bi của mình để cứu độ chúng sinh, giúp họ thoát khỏi khổ đau, vượt qua phiền não và tìm đến con đường giác ngộ. Những bức tượng La Hán không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc như lời nhắc nhở về lòng từ bi cần phải hiện diện trong đời sống hàng ngày của mỗi con người. Đây là giá trị cốt lõi mà các Phật tử cần học hỏi và phát triển.
Trí tuệ là yếu tố quan trọng nhất để đạt đến giác ngộ trong Phật giáo, và các vị La Hán chính là hiện thân của trí tuệ cao siêu. Họ không chỉ vượt qua đau khổ cá nhân mà còn thấu hiểu sâu sắc bản chất của thế gian. Chính từ sự giác ngộ này, các vị La Hán truyền dạy lại những chân lý sâu sắc về cuộc sống và vũ trụ cho hậu thế, giúp mọi người thấu rõ nguyên nhân của khổ đau và cách vượt qua nó. Nhờ đó, trí tuệ của họ trở thành tấm gương sáng cho Phật tử noi theo trên hành trình tìm kiếm chân lý và sự giải thoát.
Thông qua việc thờ cúng và chiêm ngưỡng các tượng La Hán, Phật tử có thể học hỏi những bài học quý báu về sự nhẫn nại, kiên trì và tinh tấn trong con đường tu tập. Mỗi vị La Hán là một biểu tượng của một đức tính hoặc phẩm hạnh cần phải có trong quá trình tu hành. Mỗi câu chuyện về cuộc đời và sự giác ngộ của các vị La Hán là một bài học giúp người đời tự răn mình, từ đó rèn luyện đạo đức, nâng cao phẩm chất và tinh thần hướng thiện.
Việc thờ cúng 18 vị La Hán chính là cách để Phật tử thể hiện lòng thành kính đối với Phật giáo và những người đã đạt được giác ngộ. Họ không chỉ là những bậc thánh nhân đã chứng đắc, mà còn là biểu tượng của những giá trị cao quý mà Phật giáo truyền bá. Thờ cúng các vị La Hán là một hành động thể hiện lòng biết ơn của Phật tử đối với những đóng góp và cống hiến của họ cho sự phát triển của đạo Phật, từ đó củng cố mối quan hệ sâu sắc giữa con người và giáo lý nhà Phật.
Tượng La Hán trong văn hóa tâm linh của người Việt
Ở Việt Nam, các bức tượng La Hán không chỉ là biểu tượng của Phật giáo mà còn là một phần của văn hóa dân tộc. Từ lâu, người Việt đã có truyền thống thờ cúng các vị La Hán trong chùa chiền và xem họ là những vị thần bảo hộ cho đời sống tâm linh và thế tục. Các bức tượng La Hán thường được xây dựng trong các ngôi chùa lớn, với sự tinh xảo và công phu trong từng đường nét, thể hiện sự tôn kính của con người đối với các vị thánh nhân.
Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, tượng La Hán được xem là biểu tượng của lòng từ bi, trí tuệ và sức mạnh tâm linh. Người ta tin rằng việc chiêm bái các tượng La Hán sẽ mang lại phước lành và may mắn cho người cầu nguyện. Điều này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của nhiều người Việt.
Các bức tượng La Hán còn thường xuất hiện trong các lễ hội Phật giáo, đặc biệt là vào các dịp lễ lớn như lễ Vu Lan, lễ Phật đản hay những ngày lễ chùa. Trong những dịp này, các tượng La Hán được trang trí rực rỡ, và người dân thường đến chiêm bái, cầu nguyện để xin sức khỏe, bình an và sự giác ngộ.
18 vị La Hán không chỉ là những bậc thánh nhân đã đạt được giác ngộ, mà còn là biểu tượng trường tồn của lòng từ bi và trí tuệ trong Phật giáo. Mỗi vị La Hán mang theo những giá trị nhân văn và tâm linh cao cả, giúp Phật tử noi theo trong cuộc sống tu hành.
Tượng La Hán, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Phật giáo, là lời nhắc nhở về lòng từ bi, sự hiểu biết và hành trình vượt qua khổ đau để tìm đến giác ngộ. Việc thờ cúng và chiêm bái các vị La Hán không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn kết nối sâu sắc con người với những giá trị đạo đức cao đẹp, giúp con người tu dưỡng tinh thần, tìm thấy sự an lạc và bình yên trong đời sống.