-

Nghệ nhân Sơn Đồng chế tác tượng La Hán (đủ 18 vị)

Trong truyền thuyết của đạo Phật, các ngài La Hán là đại diện cho các giai đoạn A-la-hán - những đệ tử đắc đạo của Phật. Những ngài La Hán đã tu hành nhiều năm, đạt đến cảnh giới đoạn diệt được buồn phiền của tam giới. Bộ tượng La Hán gồm 18 vị thường được thờ cúng trong các không gian thờ của chùa, đền,... ở nước ta.

Thông tin về bộ tượng La Hán

Bộ tượng 18 vị La Hán có hình tướng khác nhau, mỗi vị đều có câu chuyện tìm và tu hành đến đạo Phật riêng và mang ý nghĩa riêng. Hình tướng của 18 vị La Hán khá kỳ lạ nhưng rất gần gũi với người dân. Các Ngài đều có khả năng biến hóa tài giỏi, pháp lực vô biên, tấm lòng vị tha cứu giúp dân lành.

tuong-la-han.jpg (84 KB)

Vì thế, bộ tượng La Hán thường thờ đủ 18 vị cùng với các tượng Phật, Bồ Tát,... trong đạo Phật tại các không gian thờ ở chùa, đền, miếu,... Đặc điểm cụ thể của từng vị La Hán như sau:

  • Tượng La Hán Tọa Lộc: Vị La Hán này xuất thân từ dòng Bà La Môn, vốn là một đại thần danh tiếng tài giỏi của vua Ưu Điền. Nhờ cái duyên với Phật Pháp, ngài đã một lòng đắc đạo, nỗ lực tu tập để tu thành chánh quả, trở thành vị La Hán đầu tiên.
  • Tượng La Hán Khánh Hỷ: Vị La Hán Khánh Hỷ là người luôn mang khuôn mặt tươi cười, tấm lòng hiền lành vị tha khi thuyết giảng giáo lý của Phật Pháp với hy vọng soi rọi, giúp chúng sinh tìm được con đường thoát khỏi bể khổ.
  • Tượng La Hán Cử Bát: Vị La Hán thứ ba này có xuất thân từ vùng Đông, cùng 600 vị La Hán ở Đông Thắng Thần Châu có duyên với Phật và tu thành chánh quả.
  • Tượng La Hán Thác Pháp: Đây là vị La Hán có nhiệm vụ cai quản Thác Pháp - nơi thờ Xá lợi Phật, ngài được tạc với hình tượng to lớn luôn tay cầm bảo tháp thu nhỏ.
  • Tượng La Hán Tĩnh Tọa: là vị La Hán từng tay nhúng máu, cuộc đời chém giết nhưng đã tìm được ánh sáng của Phật. Ngài được tạc tượng ở tư thế ngồi thiền kiết già tĩnh tâm trên phiến đá.

tuong-la-han-8.jpg (150 KB)

  • Tượng La Hán Quá Giang: Chỉ vị La Hán chăm chỉ tắm rửa, gột rửa tâm để tu thành La Hán.
  • Tượng La Hán Kỵ Tượng: là vị La Hán có xuất thân làm nghề chăn voi, sau đó tu thành La Hán nhưng được Đức Phật khuyên ở lại quê hương để truyền bá Phật Giáo.
  • Tượng La Hán Tiếu Sư: Là vị La Hán có thể lực phi thường khiến muôn thú hoảng sợ, ngài có một con sư tử bầu bạn trong những ngày tháng tu tập.
  • Tượng La Hán Khai Tâm: xuất thân từ tu sĩ Bà La Môn, nhờ quá trình tu tập siêng năng, khổ hạnh mà thành chứng quả. 
  • Tượng La Hán Thám Thủ: Là vị La Hán thứ 10 trong 18 vị La Hán, trụ ở Tất lợi dương cù châu.
  • Tượng La Hán Trầm Tư: xuất thân là một vị vương giả từng có thói xấu trêu ghẹo người nhưng đã tu tập nhẫn nhục, bình thản đạt đến chứng quả La Hán.
  • Tượng La Hán Khoái Nhĩ: Ngài là vị La Hán được tạc ở hình thái đang ngoáy tay, chỉ khả năng tu căn nhĩ, có tài biện luận.
  • Tượng La Hán Bố Đại: là vị La Hán biểu tượng của lòng từ bi, nổi tiếng với truyền thuyết bắt rắn độc bẻ răng để tránh làm hại người. Tượng của ngài được đúc luôn có túi vải bên mình để đựng rắn.
  • Tượng La Hán Ba Tiêu: tên gốc của ngài là Phạt na bà tư, là vị La Hán chuyên tu tập trong núi rừng, đứng dưới gốc cây chuối.
  • Tượng La Hán Trường Mi: có đặc trưng là lông mày rủ xuống mà đến nay nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu báo kiếp của một nhà sư.
  • Tượng La Hán Phục Hổ: là vị La Hán có khả năng thu phục hổ dữ.
  • Tượng La Hán Kháng Môn: là người không thông minh nhưng nhẫn nại, siêng năng nên vẫn tu thành La Hán, được chứng thành Thánh quả.
  • Tượng La Hán Hàn Long: là vị La Hán cuối cùng, người có công nói ra Pháp Trụ Kỷ.

tuong-la-han-7.jpg (105 KB)

Nghệ nhân Sơn Đồng chế tác tượng La Hán 18 vị nổi tiếng

Làng nghề Sơn Đồng (địa chỉ tại Hoài Đức, Hà Nội) đã có hơn 1000 năm lịch sử hình thành và phát triển. Dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng lịch sử đất nước giai đoạn chiến tranh nhưng nghề đúc tượng Phật và đồ thờ cúng vẫn được gìn giữ. Mới đây, Sơn Đồng đã được công nhận là làng nghề truyền thống Việt Nam.

Các sản phẩm tượng thờ, tượng Phật của nghệ nhân Sơn Đồng vang danh cả nước bởi chế tác tinh xảo, chất liệu bền và tốt từ gỗ tự nhiên được chọn lọc kỹ càng, sơn son thếp vàng/thếp bạc đẹp mắt. Đồ thờ Thông Hồng tự hào là một trong những địa chỉ đúc tượng Phật nổi tiếng lâu năm tại làng nghề Sơn Đồng, nơi chế tác bộ tượng La Hán 18 vị nổi tiếng.

tuong-la-han-6.jpg (124 KB)

Từng mẫu tượng trong bộ La Hán 18 vị đều được nghệ nhân Sơn Đồng chế tác tỉ mỉ và công phu. Bề ngoài được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc khéo léo, làm nổi bật lên cái hồn, cái thần thái của bức tượng cổ mà ít nơi nào có thể chế tác được. Bộ tượng La Hán 18 vị của Thông Hồng tự tin có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp đứng đầu tại Sơn Đồng, mang đầy đủ nét đẹp thẩm mỹ lẫn tín ngưỡng tâm linh.

Nhờ nhiều năm kinh nghiệm trong chế tác tượng thờ cao cấp, nghệ nhân Thông Hồng chế tác bộ tượng La Hán 18 vị không cần mẫu sẵn, chỉ cần khách hàng cung cấp yêu cầu. Không ngoa khi nói, nghệ nhân Sơn Đồng chế tác tượng Phật giống như người thổi hồn vào những khúc gỗ mộc.

tuong-la-han-2.jpg (326 KB)

Bộ tượng La Hán đầy đủ 18 vị được nghệ nhân Thông Hồng - Sơn Đồng chế tác tỉ mỉ, cẩn thận, đạt đến độ tinh xảo cao. Nhờ chọn lựa chất liệu gỗ tự nhiên cẩn thận, sơn son thếp vàng/thếp bạc có bí quyết mà tuổi thọ của tượng có thể lên tới hàng trăm năm, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Bộ tượng La Hán 18 vị của Thông Hồng được khách hàng khắp cả nước đặt chế tác và được đánh giá cao về chất lượng. Vị trí bày thờ có thể là tại chùa, Am, phòng thờ gia tư,... Kích thước bộ tượng sẽ được chế tác theo yêu cầu của khách hàng, phù hợp với không gian thờ tự. Chúng tôi có thể hỗ trợ phác thảo 3D để đặt bộ tượng và nội thất thờ khác sao cho đẹp mắt, đạt yếu tố thẩm mỹ, phong thủy và tâm linh tốt nhất.

Nếu khách hàng có nhu cầu đúc bộ tượng La Hán 18 vị, hãy liên hệ với Đồ thờ Thông Hồng để được tư vấn.

ĐỒ THỜ THÔNG HỒNG
Địa chỉ: Ngã Tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0914 83 55 56

5/5 (1 bầu chọn)  
Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển phạm vi lên tới 30km

Cam kết chất lượng

Sản xuất bởi các nghệ nhân và đội ngũ thợ tay nghề cao