-
Chuyên chế tác tượng thờ phật trong Tam Bảo

Chuyên chế tác tượng thờ phật trong Tam Bảo

Ban Tam Bảo là nơi đặt nhiều loại tượng Phật có ý nghĩa và mang những triết lý đạo Phật khác nhau. Đây là gian thờ quan trọng trong các chùa ở Việt Nam, hầu hết Phật tử khi đến chùa đến sẽ đến thắp hương thờ cúng tại ban này. Việc sắp xếp các tượng thờ Tam Bảo phải theo quy tắc riêng, đặt trên các bệ xây từ cao xuống thấp.

Tư vấn bán hàng
0914835556
Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển phạm vi lên tới 30km

Cam kết chất lượng

Sản xuất bởi các nghệ nhân và đội ngũ thợ tay nghề cao

5/5 (1 bầu chọn)

Ý nghĩa của ban thờ Tam Bảo trong chùa Việt

Tam Bảo giải nghĩa theo Phật giáo là ba ngôi báu, gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng Bảo. Cái quý giúp người ta thoát khỏi đau khổ cuộc đời, thoát ly khỏi sinh, lão, bệnh, tử trong Phật giáo không phải là vàng bạc, gấm vóc tầm thường mà là ba ngôi báu này. Tam Bảo sẽ giống như ngọn đèn sáng soi đường, tạo đức tin cho chúng sinh, từ đó dẫn dắt họ thoát khỏi đau khổ, tìm đến sự hoan hỉ, hạnh phúc.

tuong-tam-bao.jpg (367 KB)

  • Ngôi báu thứ nhất - Phật bảo

Ngôi báu này được giải nghĩa là Ngài - người tìm ra nguồn gốc của Đạo phật đã tìm được đến Phật để thoát khỏi vòng Sinh tử Luân hồi. Ngài cũng đã tìm ra phương pháp tu tập để giúp chúng sinh tìm được sự giải thoát, xóa bỏ hay giảm nhẹ những đau khổ của cuộc đời. 

  • Ngôi báu thứ hai - Pháp bảo

Pháp bảo ở đây là Chân lý giác ngộ và phương pháp tụ tập mà Phật truyền dạy, là phương tiện giúp chúng sinh tu hành, đạt đến sự giác ngộ và giải thoát. Với người tu Phật, Pháp bảo chính là phương dược nhiệm màu, có khả năng chữa Tâm bệnh khổ ải của chúng sinh trong tam giới.

tuong-tam-bao-11.jpg (250 KB)

  • Ngôi báu thứ ba - Tăng bảo

Ngôi báu này là đại diện của những chư tăng - những người rời bỏ đời sống bình thường mà dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của Phật. Những chư tăng này cùng nhau tạo thành tập thể gọi là Tăng đoàn, và đây chính là ngôi báu thứ ba mà Phật đề cao.

Tượng thờ Tam Bảo cũng mang những ý nghĩa này, gồm những bộ tượng khác nhau đặc trưng cho sự tích, cuộc đời của Phật cùng những giáo lý, phương pháp tu hành và những chư tăng đại diện. 

Có những tượng thờ Tam Bảo nào?

Có nhiều tượng thờ Tam Bảo mang ý nghĩa khác nhau được bố trí theo quy tắc trong gian thờ Tam Bảo. Đó là triết lý vô thường của Phật giáo được đặt ở hàng đầu, thể hiện qua tam thân Phật - Pháp thân, Báo thân và Ứng Thân.

tuong-tam-bao-10.jpg (279 KB)

Cụ thể, những tượng thờ trong Tam Bảo được bố trí theo quy tắc này như sau:

Tượng Tam Thế ở lớp thờ thứ nhất - Pháp thân Phật

Tượng Tam Thế là đại diện của 3 nghìn vị Phật đến từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây là bộ gồm 3 bức tượng có dáng ngồi kiết già, khác nhau ở dáng tay kết ấn. Khi bố trí ở gian thờ Tam Bảo, tượng bên trái là Phật Quá Khứ, tượng bên phải là Phật Vị Lai, còn lại ở giữ là Phật Hiện Tại.

Hàng tượng Di đà tam tôn ở lớp thờ thứ hai - Báo thân Phật

Hàng tượng này mang ý nghĩa đại diện của tuyên ngôn Phật giáo là từ tâm và trí tuệ. Trong đó, Phật A Di Đà được xếp ngồi giữa thể hiện tám tính, có phân thân là Quan thế âm Bồ tát ở bên trái (đại diện cho 4 tính thuộc từ tâm) và Đại thế chí Bồ Tát ở bên phải (đại diện cho 4 tính thuộc trí tuệ).

tuong-tam-bao-9.jpg (306 KB)

Hàng tượng Thích ca liên hoa ở lớp thờ thứ ba - Ứng thân Phật

Ở hàng tượng thờ Tam Bảo này thờ Phật Thích ca liên hoa với các tượng Phật như sau: tượng Đức Thích Ca ngồi thiền kiết già đặt ở giữa, tay giơ đóa sen, các tượng Ma Ha Ca Diếp ở bên trái và A Nan Đà ở bên phải.

Tượng Tuyết Sơn ở lớp thờ thứ tư

Ở lớp thứ tư tượng thờ Tam Bảo là tượng Tuyết Sơn - tượng mô tả quá trình tu khổ hạnh 7 năm nhưng không tìm được chân lý của Đức Thích Ca. Hình tượng được tạo dáng khắc khổ, mắt trũng sâu, đầu nhô lên hình sọ, chân tay gầy guộc, toát lên vẻ tiều tùy. Tuy nhiên từ đôi mắt vẫn có ánh nhìn suy tư thanh thản, ung thư, tĩnh tại.

tuong-tam-bao-8.jpg (377 KB)

Bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh ở lớp thứ năm

Bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh có mô hình nhất Phật nhị Bồ Tát, tuy nhiên bố trí ở các chùa có thể khác nhau. Ở chùa Tây Phương, Phật Di lặc ngồi ở giữa, hai bên là Pháp Hoa Lâm Bồ tát và Đại diệu Tường Bồ tát. Còn các chùa khác thì hai bên tượng Phật Di lặc có thể là Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, các hình tướng tăng nhân, hình tướng nữ cưới mãnh thú,...

Bộ tòa Cửu Long ở lớp thứ sáu

Lớp thứ sáu tượng thờ Tam Bảo là tòa Cửu Long ở giữa, hai bên là Đế THiên và Đế Thích tương ứng ở trái và phải. Bộ tượng này được xây dựng theo tích Thích Ca sơ sinh trong cuộc đời của Phật.

tuong-tam-bao-6.jpg (310 KB)

Đồ thờ Thông Hồng chuyên chế tác tượng thờ Phật trong Tam Bảo

Đồ thờ Thông Hồng tự hào là một trong những cơ sở sản xuất đồ thờ, tượng Phật nổi tiếng nhất tại làng nghề Sơn Đồng (Hà Nội). Sản phẩm của Đồ thờThông Hồng gắn liền với tên tuổi của làng nghề, tự tin đi xa khắp cả nước và vươn tới quốc tế.

Một trong những sản phẩm đặc trưng của Đồ thờ Thông hồng là tượng thờ Phật trong Tam Bảo. Rất nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng, gia công tượng thờ Phật đặt tại các ngôi chùa, miếu trên khắp cả nước. Tượng được làm từ nguyên liệu gỗ chất lượng cao (gỗ Mít, gỗ Dổi, gỗ Vàng Tâm),100% được phủ thếp vàng theo bí quyết của làng nghề.

Khách hàng đặt chế tác tượng thờ Phật trong Tam Bảo tại Đồ thờ Thông Hồng được đảm bảo chất lượng và mẫu mã sản phẩm đúng theo yêu cầu, quy trình sản xuất cẩn thận, có tính tâm linh cao. Đồ thờ Thông Hồng đem đến cam kết bảo hành 10 năm, bảo trì 20 năm cho mọi sản phẩm.

Nếu có nhu cầu chế tác tượng thờ Tam Bảo, hãy liên hệ với Đồ thờ Thông Hồng để được tư vấn chi tiết nhất.

ĐỒ THỜ THÔNG HỒNG
Địa chỉ: Ngã Tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0914 83 55 56