Đôi nét về Địa tạng vương Bồ Tát
Trong văn hóa Phật pháp có 6 vị Bồ tát quan trọng được biết đến nhiều nhất là Quan Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Di Lặc Bồ tát và Địa Tạng Vương Bồ tát.
Trong đó Địa Tạng Vương được xem như vị Bồ tát của chúng sinh dưới địa ngục u tối, hay còn được gọi là Giáo chủ của cõi U Minh. Ngài lập đại nguyện sẽ không chứng Phật quả nếu địa ngục vẫn còn chúng sinh “ Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ Đề”.
Địa Tạng Vương còn được xem như là một vị hộ trì cho trẻ em. Ngài bảo vệ vong linh trẻ và bảo vệ các bào thai yếu ớt trên cõi tạm này. Địa Tạng Vương giúp an ủi, giảng đạo, tạo công đức giúp các vong linh trẻ buông bỏ khổ đau, vương vấn hồng trần để trẻ có thể thanh thản đi đầu thai.
Ngài trải qua nhiều kiếp số, có kiếp hóa thân thành thân nữ, có kiếp là thân nam, có kiếp lại là vua,... Hiện thân của Ngài là Tỳ kheo (người hành khất),trên đầu đội mũ Thất Phật, mặc áo Cà Sa, một tay Người cầm Tích Trượng để mở cửa địa ngục, một tay cầm hạt minh châu để soi sáng cõi u minh tăm tối.
Chọn lựa vật liệu chế tác tượng
Tượng Địa Tạng Vương Bồ tát được thờ cúng ở các chùa chiền, đền miếu hoặc ở nhà riêng. Tùy vào mỗi địa điểm và điều kiện kinh tế mà có thể chọn lựa vật liệu chế tác phù hợp. Dưới đây là một số vật liệu thường được sử dụng phổ biến trong chế tác tượng phật:
- Tượng phật Địa Tạng được chế tác từ đồng.
- Tượng Địa Tạng vương được chế tác từ gỗ mít.
- Tượng Địa Tạng được chế tác từ composite.
Các mẫu tượng Địa tạng
Tôn tượng Địa Tạng thường được thờ cúng tại các tu viện, chùa chiền hoặc tại gia của các tín đồ Phật tử. Người hiện thân với vầng hào quang trên đầu, đầu đội mão tỳ lư và có 3 tư thế khác nhau:
Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ tát đứng (hoặc ngồi) trên đài sen
Hình ảnh đóa liên hoa thường xuất hiện trong văn hóa giáo hội Phật pháp. Hoa với tư thế ngẩng cao đầu, hương thơm ngào ngạt, thuần khiết và “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là biểu trưng của Phật.
Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ tát cưỡi Đế Thính
Đế Thính là linh vật của Bồ Tát Địa Tạng. Tương truyền rằng khi Ngài Địa Tạng xuất gia có dắt theo một chú chó trắng trên là Đế Thính (Thiện Thính). Đế Thính có khả năng lắng nghe hết mọi nỗi khổ của chốn nhân gian, giúp Địa Tạng Bồ tát phân biệt được đúng sai, thật giả giữa cõi đời.
Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ tát độ thai nhi
Địa Tạng Vương Bồ tát còn được xem như là bùa hộ mệnh của trẻ em. Ngài cứu khổ cứu nạn, bảo hộ trẻ nhỏ.
Khi Địa Tạng xuất hiện sẽ giảng đạo, độ trì cho những linh hồn trẻ nhỏ chết yểu còn vương vấn hồng trần, còn lưu luyến cha mẹ mà không chịu đi đầu thai thoát khỏi đau khổ. Ngài độ cho những vong linh này thoát khỏi địa ngục u tối, giúp chúng giác ngộ và siêu thoát.
Làng nghề Sơn Đồng cung cấp các mẫu tượng địa tạng chế tác theo yêu cầu
Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng nằm tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Làng nghề có truyền thống hơn 1000 năm hình thành, gìn giữ và phát triển, nổi danh trong lĩnh vực chế tác đồ thờ cúng, chế tác tượng phật,...
Lịch sử về làng nghề Sơn Đồng
Làng nghề Sơn Đồng có lịch sử hình thành và gìn giữ trải dài gần một thiên niên kỷ. Làng chuyên về các lĩnh vực đục, khắc tượng và làm đồ thờ truyền thống. Đặc biệt Sơn Đồng nổi tiếng với kỹ thuật sơn son thếp vàng.
Từ thời Pháp thuộc, tại đây, nhiều người thợ đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Tương truyền rằng, làng nghề Sơn Đồng đã được hình thành và phát triển từ ngàn năm, kể từ khi nền văn hóa Phật pháp du nhập vào Việt Nam.
Các dấu ấn vật thể nghìn năm Thăng Long có sự đóng góp không nhỏ từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng. Điển hình có thể nhắc đến là Văn miếu Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, chùa Một Cột, Khuê Văn Các,...
Làng mỹ nghệ Sơn Đồng từng bị mai một vào những năm kháng chiến chống Mỹ. Về sau vào năm 1983, hai nghệ nhân Nguyễn CHí Dậu và Nguyễn Đức Cường đã khôi phục và phát triển cho đến hiện nay. Việc truyền nghề ở đây chủ yếu là theo truyền thống gia đình, cha truyền con nối, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau nên không có tư liệu ghi chép cụ thể.
Các sản phẩm của làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng chiếm trên 50 % trên thị trường đồ thờ cúng, tượng Phật ở Việt Nam. Đặc biệt, các nghệ nhân ở đây có tay nghề cao, có thể chế tác bất kì sản phẩm nào theo yêu cầu của khách hàng.
Vào năm 2007, làng nghề Sơn Đồng đã được vinh danh vào sách kỷ lục Việt Nam về làng nghề tạc tượng và đồ thờ cúng Phật giáo lớn nhất Việt Nam.
Quy trình chế tác tượng của nghệ nhân Sơn Đồng
Mỗi nghệ nhân ở làng nghề đều có cho mình những thủ pháp, bí quyết riêng trong công tác chế tạo tượng thờ cúng. Tùy thuộc vào hình dáng tượng Phật mà có thể đục bốn diện, ba diện rưỡi hoặc bốn diện rưỡi. Nhưng các nghệ nhân đều tuân theo quy tắc chung là lấy diện ( bằng một đầu) để làm chuẩn tính tỷ lệ. Vì vậy các bức tượng đều hài hòa, cân đối.
Công việc chế tác bắt đầu bằng công việc chọn vật liệu, mỗi nghệ nhân ở đây đều tỉ mĩ chọn từng vật liệu phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Qua bằng tay tài hoa và cái tâm đối với nghề, mỗi bức tượng tạc ra có độ tinh xảo cao và có hồn.
Ở đây nổi tiếng về các bức tượng Địa Tạng Vương Bồ tát ngồi trên lưng Đề Thính, tượng Địa Tạng Vương Bồ tát gỗ mít ta,...
Về các thông số kỹ thuật sẽ phụ thuộc vào từng yêu cầu của khách hàng. Nhưng với đặc thù là ngành nghề phục vụ mảng đời sống tâm linh nên mỗi sản phẩm tạo ra ở đây mạng một giá trị tinh thần nhất định.
Tóm lại, làng nghề Sơn Đồng tự hào khi là nơi cung cấp các sản phẩm phục vụ đời sống Phật Giáo lớn nhất cả nước. Các sản phẩm chúng tôi tạo ra được khách hàng đánh giá cao về chất lượng mẫu mã và thái độ phục vụ. Chúng tôi tự tin hoàn thành mọi mẫu mã theo yêu cầu đặt trước của khách hàng. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
ĐỒ THỜ THÔNG HỒNG
Địa chỉ: Ngã Tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0914 83 55 56
Miễn phí vận chuyển phạm vi lên tới 30km
Sản xuất bởi các nghệ nhân và đội ngũ thợ tay nghề cao