-

Chế tác tượng Hộ Pháp bởi nghệ nhân Sơn Đồng

Tượng Hộ Pháp rất hay xuất hiện tại các đền, chùa hoặc bảo điện bởi quyền năng và ý nghĩa của bức tượng này mang lại đối với Phật pháp vô cùng thực tiễn và tâm linh. Để hiểu rõ hơn về tượng Hộ Pháp cũng như quy trình chế tác hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Tư vấn bán hàng
0914835556
Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển phạm vi lên tới 30km

Cam kết chất lượng

Sản xuất bởi các nghệ nhân và đội ngũ thợ tay nghề cao

5/5 (1 bầu chọn)

Tượng Hộ Pháp gồm những vị nào?

Hộ Pháp gồm rất nhiều vị Thần nhưng dạng phổ biến thường xuất hiện ở 2 bên cổng chùa hoặc ở hai bên của thư viện – nơi lưu giữ sách hay đại hùng bảo điện là 2 vị Thần Khuyến Thiện và Trừng Ác.

tuong-ho-phap-9.jpg (83 KB)

Đôi tượng Hộ Pháp này được tạc theo hình ảnh võ sĩ cổ, trên người khoác áo giáp, đầu đội mũ. Một vị tay cầm viên ngọc, với nét mặttrắng, gương mặt thanh thản, thường đặt bên tráibàn thờ Phật - Khuyến Thiện, vị còn lại tay cầm thanh đao, thường tô mặt đỏ, nét mặt giận dữ và được đặt bên phải bàn thờ - Trừng Ác. 

Kiểu dáng của đôi tượng Hộ Pháp có thể trong tư thế đứng hoặc ngồi tùy vào không gian trưng thờ và mục đích của gia chủ.

Các chất liệu thông dụng để chế tác tượng Hộ Pháp

  • Chất liệu gỗ: gỗ mít, gỗ dổi, gỗ gụ… đối với loại chất liệu này dùng lâu năm sẽ thành đồ cổ.
  • Chất liệu đá: Một số loại đá thường sử dụng như đá sa thạch, granite, cẩm thạch. Độ bền cao thích hợp trưng bày ngoài trời nhưng nhược điểm là nặng, khó vận chuyển và chế tác.
  • Chất liệu đồng: Có độ bền cao, mẫu mã bắt mắt, sang trọng nên rất được ưa chuộng, nhược điểm là giá thành cao.
  • Chất liệu xi măng: Giá thành thấp, khó điêu khắc nên độ nhẵn của tượng không được mịn, hơi thô cứng.
  • Chất liệu thạch cao: Dễ chạm khắc tạo đường cong uốn lượn cho bức tượng, nhược điểm là độ bền không cao nên chỉ thích hợp thờ trong chánh điện hoặc trong nhà.
  • tuong-ho-phap-8.jpg (77 KB)

Quy trình chế tác tượng Hộ Pháp bằng gỗ tại Sơn Đồng

Mỗi một cơ sở sẽ có quy trình tạc tượng khác nhau, sẽ cho ra bức tượng với nét họa, dung mạo không giống nhau. Đối với cơ sở sản xuất đồ thờ tâm linh Thông Hồng tại làng nghề Sơn Đồng thì quy trình chế tác tượng Hộ Pháp bằng gỗ chia làm 2 công đoạn chính:

Công đoạn 1: Giới thiệu và tư vấn khách hàng chọn mẫu tượng

Khi khách hàng có nhu cầu và tìm đến việc đầu tiên là sẽ giới thiệu các mẫu tượng Hộ Pháp có sẵn qua ảnh hoặc mẫu do nghệ nhân tự phác thảo để khách hàng chọn.

tuong-ho-phap-7.jpg (73 KB)

  • Đưa ra kích thước tiêu chuẩn của các pho tượng Hộ Pháp phổ biến tại các đền thờ, chùa chiền để khách hàng chọn lựa.
  • Lựa chọn kiểu dáng, tư thế của pho tượng
  • Tư vấn chất liệu tạo nên bức tượng. Đây là bước quan trọng cần tư vấn kỹ càng cho khách, mỗi chất liệu sẽ có giá thành khác nhau, tùy nhu cầu và điều kiện mà lựa chọn loại nguyên liệu phù hợp.
  • Thống nhất vật liệu hoàn thiện của pho tượng: phủ sơn bóng, sơn giả cổ, hay sơn son thếp vàng, mạ vàng quỳ.
  • Nếu khách hàng chọn nguyên liệu là gỗ thì tư vấn cho khách làm lễ trì chú của Gỗ trước khi nghệ nhân chế tác. Đây là điều tâm linh được ông bà ta từ thời xa xưa truyền lại.

Công đoạn 2: Chế tác và điêu khắc tượng

Bước 1: Tạo mẫu

Đầu tiên sẽ tạo dáng thô cho bức tượng như: phác họa phần đầu, mặt tượng, các khối đầu, hốc mắt rồi tới trán, mũi, môi, tai….

Ở tượng Hộ Pháp, gương mặt sẽ toát lên sự uy nghiêm, dũng mãnh nên ở bước tạo mẫu này các chi tiết đều phải dứt khoát và cân xứng.

tuong-ho-phap-6.jpg (108 KB)

Bước 2: Điêu khắc 

Sau khi lấy dáng chung cho bức tượng, những người thợ sẽ đi những đường nét chính, đục chạm lần lượt từ diện tượng đến bệ tượng rồi đến khâu đục chi tiết.

Trong quá trình đục vẫn phải phân chia những mảng khối, từng khoảng cách và đảm bảo những tỷ lệ sao cho cân xứng của một bức tượng Hộ Pháp.

Bước 3: Đẽo tượng và tạo điểm nhấn

Sau khi đã tạo mẫu và điêu khắc các đường nét trên pho tượng thì ở bước này những đường nét, chi tiết sẽ được gọt đẽo sao cho hoàn thiện nhất tạo nên hình hài của pho tượng.

Những chi tiết khó nhất trên bức tượng như: ngón tay, ngón chân sẽ được các nghệ nhân tách ra không dính vào nhau bằng loại đục dẹt, các đường nét, đường uốn lượn phải thật tinh tế, chỗ nào cần làm nét, làm nổi bật lên, chỗ nào cần dìm, ẩn đi để tạo điểm nhấn cho bức tượng thật có hồn không bị thô cứng.

Bước 4: Sơn phủ bề mặt tượng

Những bức tượng sau khi được mài dũa kỹ càng và đánh mịn, bỏ hết những lớp gỗ gồ ghề trên bề mặt sẽ được phủ sơn bảo vệ và mạ vàng cho khiến bức tượng sáng bóng, đẹp và có hồn hơn bao giờ hết.

tuong-ho-phap-5.jpg (118 KB)

Những điểm cần lưu ý khi chế tác tượng Hộ Pháp

Màu sắc tự nhiên, bề mặt đạt chuẩn

Bức tượng đẹp cần có có màu sắc tự nhiên, đồng đều, giữ màu nguyên bản của chất liệu. Khi tạo màu cần sự chân thật, hạn chế làm phai mờ các đường nét của tượng. 

Bề mặt tượng sau khi chế tác sẽ nhẵn mịn, không có lỗ bọt khí. Bên cạnh đó, tượng cần được xử lý tỉ mĩ, loại bỏ các chi tiết thừa để tạo nên tổng thể bức tượng đẹp.

Tỷ lệ cân đối

Pho tượng được đánh giá đạt chuẩn phải có tỷ lệ cân đối, hình khối chuẩn. Dáng người thường có chiều dài gấp 6,5 - 7 lần khuôn mặt. Các tỷ lệ vai, cơ thể cũng đều dựa vào yếu tố chiều dài này để tạo nên tượng được cân xứng, hài hòa.

tuong-ho-phap-4.jpg (83 KB)

Thần thái bức tượng

Gương mặt chính là yếu tố quan trọng quyết định thần thái, cái hồn của pho tượng. Những chi tiết như: mắt, gò má, cằm, mũi phải rõ ràng, sắc nét thể hiện được sự uy nghiêm, quyền lực của tượng Hộ Pháp.

Đối với Hộ pháp Khuyến Thiện thì phải toát lên vẻ từ bi, nhân hậu, hiền hòa trên diện mặt của Ngài. Còn Hộ pháp Trừng Ác gương mặt Ngài phải toát lên vẻ hung tợn, dữ dằn và nghiêm nghị.

Chất liệu đạt chuẩn

Sử dụng chất liệu tốt, đảm bảo nguyên chất không pha thêm bất kì tạp chất kim loại nào thì những bức tượng Hộ Pháp mới có được màu sắc đặc trưng, có chiều sâu nhất định và độ bền cao. 

Trên đây là những thông tin về việc chế tác tượng Hộ Pháp tại cơ sở Thông Hồng làng nghề Sơn Đồng, hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp khách hàng có góc nhìn tổng quan hơn về quá trình tạo nên một bức tượng Hộ Pháp đẹp là không hề dễ dàng mà còn rất công phu, tốn rất nhiều sức lực và tâm huyết của các nghệ nhân. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

ĐỒ THỜ THÔNG HỒNG
Địa chỉ: Ngã Tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0914 83 55 56