Tại sao nên dùng gỗ trong chế tác tượng?
Cân bằng phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, gỗ thuộc hành Mộc và hành này giúp tạo sự hài hòa, thoải mái cho không gian đặt món đồ gỗ, cân bằng các yếu tố trong Ngũ Hành. Bên cạnh đó, quan niệm dân gian của người Việt cho rằng thỉnh tượng gỗ có thể đem lại may mắn và bình an cho con người, đồng thời đây cũng được coi như sự bảo vệ của thần linh.
Tăng tính thẩm mỹ
So với một số chất liệu khác, chẳng hạn như đá, thì gỗ là chất liệu mềm hơn, giúp người nghệ nhân dễ chế tác hơn. Ngoài ra, một số loại gỗ có độ bám sơn tốt, giúp người nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng có thể đa dạng hóa mẫu tượng của mình.
Tính chất tự nhiên của gỗ cũng tương tác tốt với ánh sáng khiến bức tượng trông nổi bật hơn khi có ánh sáng chiếu vào. Đường vân tự nhiên và màu sắc ấm áp của gỗ cũng là một đặc điểm riêng biệt tạo nên ấn tượng thị giác riêng có của các mẫu tượng gỗ đẹp.
Dễ chế tác
Đặc tính dễ chế tác và điêu khắc của gỗ là một trong những đặc điểm quan trọng khiến gỗ trở thành chất liệu hàng đầu khi làm tượng phật Sơn Đồng. Độ mềm của gỗ cho phép người nghệ nhân tạo ra những chi tiết tinh tế, phức tạp và bề mặt mịn màng.
Gỗ có thể áp dụng được nhiều dụng cụ điêu khắc và chế tác, cả thủ công và bằng các loại máy móc hiện đại, giúp nghệ nhân dễ điều chỉnh hình dạng và chi tiết của bức tượng. Bức tượng phật Sơn Đồng càng được chế tác tỉ mỉ và chi tiết thì càng có giá trị cao về kinh tế và nghệ thuật.
Độ bền cao và thân thiện với môi trường
Gỗ không chỉ được ưa chuộng trong chế tác tượng phật Sơn Đồng vì tính thẩm mỹ và dễ chế tác, mà còn bởi độ bền và tính thân thiện với môi trường. Những loại gỗ dùng cho chế tác tượng thường có độ bền cao, chống mục và chống mối mọt, giúp các bức tượng có thể tồn tại hàng chục, thậm chí là hàng trăm năm.
Ngoài ra, việc sử dụng gỗ còn tương đối thân thiện với môi trường so với một số vật liệu khác. Gỗ là một nguồn tài nguyên tái tạo và gần như không gây hại cho môi trường trong quá trình chế tác và sử dụng.
Gỗ mít
Gỗ mít là loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất trong chế tác đồ thờ, ví dụ như tượng, bàn thờ, sập thờ, hoành phi câu đối và những loại nội thất đình chùa khác. Gỗ mít là loại gỗ phổ biến và dễ tiếp cận với giá cả hợp lý.
Gỗ mít có tính cơ lý ổn định, có độ mềm, dễ đục đẽo và không dễ bị cong vênh. Loại gỗ này cũng ít bị mục hoặc tiêu tâm, có độ bền cao. Tuổi thọ của một bức tượng gỗ có thể lên đến hàng trăm năm và về lâu dài còn có giá trị về mặt đồ cổ.
Tùy vào thớ gỗ và độ tuổi của cây, gỗ mít màu sắc đặc trưng từ màu vàng sáng đến màu đỏ sẫm, phù hợp cho nhiều mẫu tượng phật Sơn Đồng. Hoặc với những mẫu tượng cần nhiều màu sắc hơn như tượng Tam tòa Thánh Mẫu, tượng Cô, tượng Cậu,... thì gỗ mít cũng được sử dụng nhiều nhờ chất gỗ dễ bám sơn, giúp quá trình chế tác diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh tính thẩm mỹ bên ngoài, tượng phật Sơn Đồng từ gỗ mít còn mang theo mùi thơm nhẹ tự nhiên, tạo nên những bức tượng gỗ không chỉ đẹp mắt mà còn mang lại cảm giác dễ chịu cho không gian xung quanh.
Gỗ vàng tâm
Gỗ vàng tâm là một loại gỗ quý và được sử dụng khá rộng rãi trong chế tác tượng phật Sơn Đồng, chỉ sau gỗ mít. Loại gỗ này thuộc nhóm gỗ có màu tự nhiên, có thớ mịn, tương đối bền và dễ gia công. Đặc biệt, phần lõi của cây gỗ vàng tâm có màu vàng đúng như tên gọi, giúp bức tượng trông độc đáo và đẹp mắt.
Gỗ vàng tâm được sử dụng trong chế tác tượng nhờ đặc tính nhẹ, tương đối mềm, dễ tạo hình và chạm khắc các chi tiết phức tạp trên bức tượng. Đồng thời, tượng từ gỗ vàng tâm không bị mối mọt, mục ruỗng, có tuổi thọ cao, không cong vênh, không nứt nẻ và không biến dạng khi khô.
Bên cạnh đó, gỗ vàng tâm có mùi hương tự nhiên nhẹ nhàng và dễ chịu. Vân gỗ đẹp mắt, mang lại cảm giác trang trọng và độc đáo. Loại gỗ này thường được ưa chuộng trong chế tác tượng và đồ thờ tâm linh tại các đình chùa hoặc nhà thờ họ.
Gỗ giáng hương
Gỗ giáng hương là một vật liệu khá đặc biệt trong chế tác tượng, đặc trưng bởi mùi thơm dịu nhẹ của tinh dầu tự nhiên trong gỗ, vừa mang lại cảm giác thoải mái, vừa tốt cho sức khỏe. Mùi hương này cũng là một yếu tố giúp tượng làm từ gỗ giáng hương tránh được mối mọt.
Gỗ giáng hương khá cứng cáp, chắc chắn và nặng, dễ chế tác và có độ bền cao. Đồng thời, tính ổn định cao của gỗ cũng giúp các bức tượng chống chịu tốt với tác động ngoại lực và giữ được màu sắc đẹp trong thời gian dài.
Tuy nhiên, gỗ giáng hương thường có giá thành cao do quá trình phục hồi sau khai thác khá khó khăn nên nguồn cung chưa nhiều.
Gỗ thông
Gỗ thông là một nguồn nguyên liệu phổ biến trong chế tác tượng, đặc trưng bởi các đường vân gỗ bắt mắt. Mặc dù mật độ vân của gỗ thông không quá dày nhưng đường vân khá rõ ràng và tinh tế, cùng với màu gỗ khá tự nhiên giúp làm tác phẩm tượng trở nên nổi bật hơn.
Gỗ thông có khối lượng nhẹ, kháng côn trùng và mối mọt giúp gia tăng tuổi thọ của gỗ.
Mặc dù gỗ thông có giá thành thấp nhưng quy trình chế tác tượng từ gỗ thông đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ của người nghệ nhân để đảm bảo chất lượng của tác phẩm. Tuy nhiên, nhìn chung, tượng từ gỗ thông sẽ không có được vẻ trang trọng bằng các loại gỗ khác.
Gỗ sưa
Gỗ sưa, còn được biết đến với các tên gọi khác như huỳnh đàn, trắc thối hoặc gỗ huê, là một loại gỗ quý hiếm có giá trị cao và khá hay gặp trong chế tác tượng. Đặc điểm nổi bật nhất của gỗ sưa là độ bền cực kỳ cao, khả năng chống thấm nước và mục nát ngay cả khi tiếp xúc với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Gỗ sưa có độ dẻo cao và chất gỗ đanh, ít bị nứt hoặc cong vênh. Thớ gỗ sưa mịn màng và ẩn hiện đường vân đẹp nên các bức tượng phật Sơn Đồng chế tác từ gỗ sưa thường trông rất trang trọng và bắt mắt.
Mùi hương tự nhiên của gỗ sưa gần giống với mùi hương trầm và có thể lưu mùi lâu, đây cũng là một điểm làm tăng giá trị của các tác phẩm từ gỗ sưa.
Tuy nhiên, tượng từ gỗ sưa có giá thành cao và không phổ biến như một số loại gỗ khác như gỗ mít và gỗ vàng tâm.
Gỗ trắc
Gỗ trắc, hay còn gọi là gỗ cầm lai, là một loại gỗ quý với màu đỏ tươi, đậm và thớ mịn, giúp tạo nên những tác phẩm tượng có bề mặt bóng và mịn sau quá trình gia công.
Gỗ trắc tương đối dễ gia công và có mặt cắt mịn khi khô, ít bị nứt, mụa hay biến dạng. Khi chế tác tượng bằng gỗ trắc, bề mặt tượng thường có đường vân đẹp, làm nổi bật được những chi tiết và đường nét chạm khắc.
Gỗ trắc tương đối cứng và nặng, mang theo mùi chua nhẹ, có giá thành cao và nguồn cung vẫn còn hạn chế do tuổi khai thác của cây lớn.
Gỗ gụ
Gỗ gụ thường có đường kính thân cây lớn nên quy trình chế tác cũng dễ dàng hơn. Gỗ gụ có khả năng chịu ngoại lực tốt và ít bị cong vênh, mối mọt. Đặc biệt, gỗ gụ có đường vân thẳng, đều, mặt gỗ dễ đánh bóng và có màu gỗ rất đẹp mắt, gỗ mới khai thác thường có màu vàng và sẽ chuyển dần về màu nâu đậm hoặc nâu đỏ sau một thời gian nhất định.
Gỗ gụ tương đối ổn định, bền và giữ được nguyên trạng trong thời gian rất dài, tuổi thọ của gỗ gụ lên tới hơn 100 năm.
Tuy nhiên, gỗ gụ có tỉ trọng lớn, mùi hơi chua nhẹ, giá thành đắt và nguồn cung vẫn còn khan hiếm.