Bàn thờ tổ tiên và nét đẹp văn hoá thờ cúng của người Việt Nam

Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, ngày càng có nhiều các mẫu bàn thờ hiện đại, đẹp, tăng thêm sự lựa chọn cho gia chủ.

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.

Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, sức khoẻ.

Nhiều khi cũng đặt bàn thờ hướng Tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.

Lựa chọn bàn thờ hiện đại phù hợp

Khác với bàn thờ truyền thống có nhiều họa tiết, chi tiết chạm trổ thì bàn thờ hiện đại lại thường giảm lược bớt các họa tiết, sự tối giản với màu sắc trang nhã. Kích thước bàn thờ nhỏ hơn phù hợp với nhiều không gian thờ cúng khác nhau như chung cư, nhà phố. Mặc dù có sự thay đổi trong thiết kế nhưng bàn thờ hiện đại vẫn đảm bảo sự tuân thủ trên nguyên tắc nơi thờ cúng thể hiện được sự linh thiêng và uy nghiêm. Bàn thờ hiện đại có 2 loại chính phố biến nhất hiện nay gồm: bàn thờ kiểu đứng và bàn thờ kiểu treo tường. Gia chủ có thể chọn thêm bộ hoành phi câu đốitreo hai bên của bàn thờ thể hiện sự uy nghi, trang trọng.

Bàn thờ hiện đại kiểu đứng

Bàn thờ hiện đại kiểu đứng
Bàn thờ hiện đại kiểu đứng

Bàn thờ đứng thiết kế hiện đại là mẫu bàn thờ được nhiều gia đình lựa chọn. Mẫu bàn thờ này thích hợp với những gia đình có không gian thờ cúng riêng. Bàn thờ đứng có thiết kế kiểu như tủ đứng. Bàn thờ gồm một bàn to ở bên trên và một bàn cơm hoặc tủ cơm nhỏ ở phía dưới. Sự biến tấu mới lạ trong mẫu bàn thờ này mang đến sự cân đối cho không gian thờ cúng. Đồng thời sản phẩm còn giúp tiết kiệm diện tích giúp gia chủ bố trí được không gian thờ và nơi cất trữ các đồ vật thờ cúng.

Bàn thờ hiện đại treo tường

Bàn thờ hiện đại treo tường
Bàn thờ hiện đại treo tường

Bàn thờ hiện đại chung cư hay còn gọi là bàn thờ dạng treo tường. Sở dĩ mẫu bàn thờ này được ứng dụng trong nhiều khu chung cư là bởi sự tiện dụng, tính thẩm mỹ. Đặc điểm chung của các khu chung cư là có quỹ diện tích hạn hẹp hơn. Vì vậy phòng khách thường là nơi gia chủ tận dụng làm không gian thờ cúng. Sự hợp lý nhất vẫn là bố trí bàn thờ treo tường trên cao để đảm bảo không gian riêng và sự trang nghiêm. 

Để thiết kế bàn thờ, các nhà thi công thường dựa theo thước lỗ ban. Đây là một loại thước có nguồn gốc từ Trung Quốc chuyên sử dụng trong việc đo đạc, xây dựng và thiết kế nội thất theo phong thuỷ. Thước lỗ ban có phân chia màu sắc để người dùng có thể thoải mái đo đạc và chọn màu sắc theo mong muốn. Hiện thước lỗ ban có 3 loại tương ứng với việc đo nội thất giường tủ bếp, các loại cửa chính, cửa sổ và thước chuyên dùng để đo bàn thờ, tủ thờ. Thước lỗ ban đo 38,8cm chính là loại thước được dùng để đo kích thước bàn thờ.

Những chất liệu gỗ dùng để chế tạo

Bàn thờ chất liệu gỗ mít

Bàn thờ chất liệu gỗ mít là một lựa chọn phổ biến. Gỗ mít là một loại gỗ quý có màu nâu sáng và vân gỗ đẹp, được đánh giá cao về tính chất bền, cứng và đẹp.

Với sự đa dạng về kiểu dáng và kích thước, bàn thờ chất liệu gỗ mít thường được tạo ra với nhiều họa tiết, hoa văn tinh tế và sắc nét. Bên cạnh đó, gỗ mít còn có khả năng chống mối mọt, giúp bàn thờ trở nên bền vững và lâu bền hơn.

Tuy nhiên, để giữ cho bàn thờ chất liệu gỗ mít được bền lâu, bạn nên tránh để nó bị tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc độ ẩm cao, cũng như sử dụng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng để giữ cho bề mặt gỗ luôn sạch đẹp và bóng.

Bàn thờ chất liệu gỗ dổi

Bàn thờ chất liệu gỗ dổi với những ưu điểm chịu nước, chịu nhiệt, độ bền tương đối. Gỗ ít bị cong vênh, tâm gỗ sinh ra tinh dầu nhằm chống lại sự xâm nhập của mối mọt, vân gỗ đẹp, sắc nét, thớ gỗ mịn. Giá thành ở mức tầm trung, tương đối.

Bàn thờ chất liệu gỗ vàng tâm

Với chất liệu gỗ vàng tâm không bị mối mọt, nứt nẻ biến dạng dù ở trong môi trường nước. Vân gỗ vàng đẹp, mùi thơm từ lõi và giác gỗ nên không phai theo thời gian Do đó, gỗ vàng tâm được lựa chọn dùng chế tác bàn thờ. Người tin tưởng thờ cúng tổ tiên và Phật giáo ưa chuộng lựa chọn, sản phẩm từ loại gỗ này vì có hương thơm được cho là xua đuổi tà khí.

Những mẫu bàn thờ đẹp tại Đồ thờ tâm linh Sơn Đồng đều là các sản phẩm bàn thờ gỗ được tạo ra theo quy trình sản xuất tỉ mỉ, chuyên nghiệp từ khâu chọn loại gỗ tới xẻ gỗ, phơi gỗ, đánh bóng và chạm trổ cho ra những sản phẩm hoàn thiện

3/5 (4 bầu chọn)