Thờ tượng Địa Tạng tại nhà: Vị phật mang niềm an ủi và an lành

Địa Tạng Bồ Tát là vị cai quản chốn địa ngục, một lòng cứu độ những linh hồn chịu đau khổ, Ngài đại diện cho hy vọng của chốn trần thế và niềm an ủi cho người đã khuất.

Ý nghĩa tượng Địa Tạng trong văn hóa tâm linh

Địa Tạng là Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục u tối, là một biểu tượng đặc biệt trong Phật giáo, đại diện cho lòng từ bi và lòng nhân ái vô bờ bến đối với những sinh linh đang chịu khổ đau trong cõi u minh. Tượng Địa Tạng chính là biểu tượng của sự hy vọng với nhân thế và niềm an ủi với anh linh của những người đã khuất.

Ngài đã lập đại nguyện rằng Ngài sẽ chỉ chứng Phật quả khi địa ngục không còn chúng sinh, không còn người phải đau khổ. Địa Tạng Bồ Tát thường bảo hộ cho những vong linh của trẻ em, an ủi và giảng đạo giúp những linh hồn non nớt này buông bỏ chấp niệm, khổ đau với trần thế và thanh thản đi vào luân hồi.

Tượng Địa Tạng khắc họa hình ảnh một vị Bồ Tát đầy lòng từ bi, hiện thân của Ngài là Tỳ Kheo (người hành khất) trên đầu đội mũ Thất Phật, mặc áo Cà Sa, một bên tay cầm Tích Trượng để mở cửa địa ngục dẫn đường cho vong linh, một bên tay cầm hạt minh châu để soi sáng cõi u minh tăm tối, mang lại hy vọng và ánh sáng cho những người đang trải qua khổ đau.

Tượng Địa Tạng Bồ Tát
Tượng Địa Tạng Bồ Tát

Đứng trước tượng Địa Tạng, con người có thể cảm nhận được sự an ủi và niềm hy vọng, khơi dậy lòng từ bi và nhân ái trong lòng mỗi người, thúc đẩy họ lan tỏa những hành động từ thiện và giúp đỡ những người gặp khó khăn và bất hạnh.

Một số lưu ý trong thờ cúng tượng Địa Tạng

  • Vị trí đặt tượng: Trong chùa, tượng Địa Tạng thường được đặt bên phải, cùng với tượng Quan Âm bên trái và tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa. Trong không gian thờ gia đình, tượng Địa Tạng thường được đặt trong phòng thờ, với kích thước phù hợp với không gian.
  • Kích thước tượng: Trong chùa, kích thước tổng thể của tượng Địa Tạng và các tượng Phật khác thường dao động từ 1 mét đến 2,5 mét, sao cho đảm bảo sự hài hòa cho không gian thờ. Trong gia đình, kích thước tượng Địa Tạng thường nhỏ hơn, từ 30cm đến 100cm, phù hợp với kích thước phòng thờ và không gian thờ gia đình.
  • Chất liệu làm tượng: Tượng Địa Tạng thường được làm từ các vật liệu cao cấp như đồng, đá hoặc gỗ quý. Trong không gian thờ gia đình, chất liệu thông dụng nhất là gỗ Mít, vừa phổ biến, vừa dễ chế tác.
Tượng Địa Tạng chế tác bằng gỗ mít
Tượng Địa Tạng chế tác bằng gỗ mít
  • Phụ kiện và trang trí: Tượng Địa Tạng thường được chế tác thêm phần đài sen và hào quang phía sau tượng. Bên cạnh đó, tượng Địa Tạng có thể thêm hình ảnh lá Bồ Đề phía sau để tăng thêm vẻ đẹp và ý nghĩa tâm linh.
  • Tâm trạng khi thờ phượng: Quan trọng nhất là tâm trạng của người thờ phượng, sự tôn trọng và lòng thành kính đối với vị Địa Tạng. Khi thờ phượng, nên tập trung vào lòng thành kính và lòng từ bi, cầu nguyện cho sự an lạc và giải thoát cho tất cả chúng sinh.
  • Chuẩn bị bàn thờ: Trước khi thỉnh tượng, bạn cần chuẩn bị bàn thờ và các dụng cụ thỉnh cần một cách chu đáo và đầy đủ. Bàn thờ cần được sắp xếp gọn gàng, đủ những đồ dùng như bình hoa, đĩa quả, lư hương, đôi đèn thờ và chén nước sạch.
  • Thờ độc tôn hoặc thờ cùng các vị Phật và Bồ Tát khác: Có thể thờ tượng Địa Tạng độc tôn hoặc thờ bộ Ta Bà Tam Thánh, bao gồm tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát. Trong trường hợp thờ bộ Ta Bà Tam Thánh, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thường được đặt ở vị trí cao nhất, sau đó là tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát.
  • Vị trí đặt bàn thờ: Bàn thờ đặt tượng nên được đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, đối diện với hướng đi chính để mang lại năng lượng tốt vào nhà. Đồng thời, bàn thờ nên cao hơn đầu của gia chủ.
  • Tránh đặt bàn thờ ở những nơi không phù hợp: Tránh đặt bàn thờ ở những nơi có nhiều người qua lại, nơi ăn uống hay nơi thường xuyên tiếp khách,... Ngoài ra, không nên đặt bàn thờ hướng về phía nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ hoặc chân cầu thang để tránh mạo phạm.
  • Dâng lễ cúng: Gia chủ nên dâng lễ cúng vào những ngày như mùng 1, 15, các ngày lễ lớn của nhà Phật và ngày 30/7 âm lịch - ngày vía của Địa Tạng Bồ Tát. 

Một số mẫu tượng Địa Tạng chế tác tại làng nghề Sơn Đồng

Tượng Địa Tạng đứng/ngồi

Các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng có thể chế tác tượng Địa Tạng đứng hoặc ngồi trên tòa Sen. Từ ngàn đời này, tòa sen đã là biểu tượng xuất hiện rất phổ biến của nhà Phật, vì loài hoa này mang nhiều ý nghĩa và phẩm chất cao quý. 

Tượng Địa Tạng ngự trên tòa sen
Tượng Địa Tạng ngự trên tòa sen

Tượng Địa Tạng cưỡi Đế Thính

Bức tượng này khắc họa hình ảnh Địa Tạng Bồ Tát ngồi trên lưng linh vật Đề Thính. Linh vật này được gọi là “Đề Thính” vì chúng có thể nghe được mọi điều trong Tam Thế, giúp Địa Tạng Bồ Tát phân biệt được đúng sai,  thật giả.

Tượng Địa Tạng độ thai nhi

So với 3 mẫu tượng nêu trên, tượng Địa Tạng độ thai nhi có sự khác biệt về hình tượng. Ở 3 bức tượng kia, Địa Tạng Bồ Tát đầu đội Thất Phật, tay cầm hạt Minh Châu nhưng với Tượng Địa Tạng độ thai nhi, Ngài để đầu trọc, một tay bế em bé, một tay cầm Tích Trượng. 

Bức tượng này khắc họa hình ảnh Địa Tạng Bồ Tát đang an ủi, giảng đạo và giáo hóa linh hồn những em bé chết yểu, vẫn còn vấn vương trần thế, thương nhớ cha mẹ, không chịu đầu thai, sống trong đau khổ nơi u tối địa ngục, giúp chúng giác ngộ và siêu thoát.

5/5 (1 bầu chọn)