Lưu ý trước, trong và sau khi thỉnh tượng Ngũ Vị Tôn Quan

Khi thỉnh và thờ tượng Ngũ Vị Tôn Quan, bạn nên hiểu về thân thế và ý nghĩa của từng vị Tôn Quan, bên cạnh đó cần lưu ý về quá trình chế tác để đảm bảo chất lượng tượng.

Ý nghĩa tâm linh tượng Ngũ Vị Tôn Quan

Ngũ Vị Tôn Quan là năm người con của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, đại diện cho Thiên, Nhạc, Thoải, Địa và Nhân. Những bức tượng Ngũ Vị Tôn Quan được chế tác trong trang phục võ quan, cầm kiếm hoặc kích với màu sắc của trang phục đại diện cho từng vùng mà họ cai quản. Chẳng hạn như Thiên phủ mặc màu đỏ, Thoải phủ mặc màu trắng, Nhạc phủ mặc màu xanh và Địa phủ mặc màu vàng.

ngu-vi-ton-quan.jpg (350 KB)

Tôn quan Đệ Nhất

Tôn quan Đệ Nhất, hay Đức Thánh Cả, là con trai trưởng của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Người là vị thần cao quý được vua cha phong làm Tham nghị triều chính Vương Quan. Ông phụ trách cai quản tam giới, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa và quân sự. Ông ít khi về ngự đồng và thường chỉ về vào những dịp quan trọng như lễ xông đền xông điện, mở phủ, tạ phủ,... Trong tượng Ngũ Vị Tôn Quan, Tôn quan Đệ Nhất thường mặc áo màu đỏ, thêu họa tiết rồng và hổ.

Tôn quan Đệ Nhị

Tôn quan Đệ Nhị, hay còn gọi là Đệ Nhị giám sát, là con thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình và được phong tước Nhạc thần đại vương. Nhờ sự thông minh, chính trực, văn võ song toàn nên ông được giao nhiệm vụ quản lý vùng Sơn Lâm và Thượng Ngàn. Theo dân gian truyền lại, ông thường giáng thế tạo phúc cho dân mỗi khi xảy ra hạn hán. Khi về ngự đồng, ông thường ngự áo màu xanh lá thêu rồng và hổ, thực hiện nhiều nghi lễ như múa kiếm, tấu hương, khai quang,...

Tôn quan Đệ Tam

Tôn quan Đệ Tam là con thứ ba của Vua Cha Bát Hải Động Đằng, cai quản vùng sông nước. Tương truyền, khi xưa ông hiển linh, giúp Vua Hùng chống quân xâm lược, tạo phúc cho nhân dân và mang lại sự bình yên cho nhân gian. Ông thường ngự áo trắng thêu họa tiết rồng - hổ, thực hiện nghi lễ múa kiếm đôi, khai quang,... mỗi khi về ngự đồng.

Tôn quan Đệ Tứ

Tôn quan Đệ Tứ là con thứ tư của Vua Cha Bát Hải Động Đình và là người biên chép sổ sách sinh tử trên Thiên Đình. Ông là quan Khâm Sai được quyền cai quản tứ phủ với tước phong Thiên Hựu đại vương. Cũng giống với Tôn quan Đệ Nhất, Tôn quan Đệ Tứ ít khi về ngự đồng và chỉ về vào những dịp quan trọng như lễ ngự đồng mới. Trong tượng Ngũ Vị Tôn Quan, ông là vị mặc áo vàng thêu hình rồng và hổ.

Tôn quan Đệ Ngũ

Tôn quan Đệ Ngũ, con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình, được phong tước Đệ ngũ tôn quan thượng đẳng tối linh thần. Ông được biết đến với danh hiệu Cao Lỗ đại vương - Đệ ngũ Tuần Tranh và phụ trách thống lĩnh thiên địa binh. Ông đại diện cho con người (Nhân) và có quyền thu chấp kim ngân tài mã, cũng như giải quyết oan nghiệp cho dân chúng. Ông thường về ngự đồng và thực hiện các nghi lễ như biểu diễn múa với thanh long đao, chứng sớ tán đàn,... trong màu áo lam.

Ý nghĩa tâm linh

Người dân thờ cúng và khấn vái trước tượng Ngũ Vị Tôn Quan nhằm cầu mong sự bảo vệ và may mắn cho gia đình, loại bỏ những rủi ro và khó khăn trong cuộc sống, thể hiện mong ước về cuộc sống an lành và bình yên.

Thờ cúng tượng Ngũ Vị Tôn Quan cũng có thể mang lại hòa thuận và hạnh phúc trong gia đình. Đây cũng là cách để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với thần linh, đồng thời cũng nhằm lưu giữ và truyền lại truyền thống tâm linh của dân tộc, góp phần củng cố và phát triển tinh thần cộng đồng. ngu-vi-ton-quan-6.jpg (888 KB)

Lưu ý khi thỉnh tượng Ngũ Vị Tôn Quan

Trước khi thỉnh tượng

  • Chọn đơn vị chế tác uy tín: Việc chọn một đơn vị chế tác tượng uy tín là bước quan trọng đầu tiên. Hãy chọn những xưởng chế tác tượng Ngũ Vị Tôn Quan tại làng nghề Sơn Đồng có kinh nghiệm và chuyên môn để có được những bức tượng đẹp và linh thiêng.
  • Trao đổi thông tin kỹ lưỡng: Trước khi bắt đầu, bạn cần trao đổi một cách kỹ lưỡng về mong muốn của mình với đơn vị chế tác tượng, chẳng hạn như về chất liệu gỗ hoặc sơn phủ sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc,... giúp quá trình chế tác diễn ra thuận lợi và có kết quả như ý.
  • Quan sát và góp ý: Trong quá trình chế tác, bạn hoàn toàn có thể đến xưởng mộc để quan sát và góp ý với đơn vị chế tác, giúp giảm thiểu sai sót cần chỉnh sửa sau này.
  • Kiểm tra kỹ tượng trước khi thỉnh về nhà: Trước khi tiến hành thỉnh về nhà, hãy kiểm tra kỹ lưỡng tượng để đảm bảo tượng không bị lỗi.
  • Chọn ngày, giờ đẹp để thỉnh tượng: Bạn nên mời thầy để chọn ngày và giờ phù hợp, đảm bảo tính linh thiêng để thực hiện lễ thỉnh tượng, đồng thời để quá trình thỉnh và thờ tượng diễn ra thuận lợi.
  • Chuẩn bị bàn thờ an vị tượng Phật: Trước khi thỉnh tượng, hãy chuẩn bị bàn thờ sạch sẽ, hướng về khu vực sáng sủa và thoáng đãng để đặt tượng Ngũ Vị Tôn Quan.

ngu-vi-ton-quan-4.jpg (883 KB)

Trong và sau khi thỉnh tượng

  • Khi thỉnh tượng từ đơn vị sản xuất về đến không gian thờ, cần đi thẳng một mạch, không được ghé qua nơi khác.
  • Tượng cần đặt chắc chắn, cố định, không nên dịch chuyển trong quá trình thờ cúng. Tượng cần hướng về nơi có không gian thoáng đãng, sáng sủa, tránh không gian u tối, ẩm ướt, riêng tư.
  • Khi thờ ban công đồng, tượng Ngũ Vị Tôn Quan được đặt ở hàng thứ 4, dưới tượng Tam tòa Thánh Mẫu.
  • Khi bài trí tượng Ngũ Vị Tôn Quan, gia chủ nên đặt tượng theo đúng thứ tự vị trí của các vị. Trong đó, tượng Tôn quan Đệ Nhất phải được đặt ở chính giữa, hai bên là tượng Tôn quan Đệ Nhị (bên trái) và tượng Tôn quan Đệ Tam (bên phải),và ngoài cùng bên trái là tượng Tôn quan Đệ Tứ, ngoài cùng bên phải là tượng Tôn quan Đệ Ngũ. Theo thứ tự màu áo từ trái sang phải sẽ là vàng, xanh lá, đỏ, trắng và xanh lam.
  • Cần thường xuyên quét dọn, tránh để tượng bị phủ bụi
  • Thường xuyên thay mới đồ cúng, không để đồ hỏng ở trên ban thờ
  • Thường xuyên kiểm tra tượng để phát hiện hỏng hóc, nứt vỡ và có phương án xử lý kịp thời.
5/5 (1 bầu chọn)