Gia chủ cần quan tâm những yếu tố nào để mua sập thờ hợp phong thủy?

Sập thờ là đồ thờ liên quan chặt chẽ đến các yếu tố phong thủy. Để thu hút tài lộc và may mắn, gia chủ nên quan tâm đến vị trí, kết cấu, chất liệu, kích thước và mẫu sập thờ.

Ý nghĩa của sập thờ trong không gian thờ cúng

Sập thờ đã xuất hiện từ rất sớm trong văn hóa thờ cúng của dân tộc Việt Nam. Sập thờ thường được chạm khắc nhiều mẫu họa tiết cầu kỳ và bắt mắt mang nét truyền thống, dân gian Việt Nam. Mỗi loại sập thờ sẽ có mẫu họa tiết riêng, mang vẻ đẹp và thông điệp tâm linh riêng biệt.

Người Việt Nam có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, không gian thờ cúng tổ tiên của gia đình được thiết kế chỉn chu, tươm tất, mang lại vẻ uy nghiêm và linh thiêng là một trong những nét đẹp truyền thống thể hiện cho sự hiếu kính của con cháu đời sau đối với ông cha của mình. 

Trong đó, sập thờ chính là biểu tượng của sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình. Việc thiết kế, sắp xếp và bài trí sập thờ đẹp mắt cũng thể hiện sự quan tâm và lòng thành kính sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên và những người đã khuất.

Qua nhiều năm hình thành và phát triển, cách người Việt bài trí phòng thờ đã trở nên rất đa dạng với sự xuất hiện của các mẫu bàn thờ hiện đại và sập thờ cũng được sử dụng phổ biến hơn. Sập thờ thường được đặt ở phòng thờ gia đình, nhà thờ họ, đình chùa,... Đồ thờ này được coi là vật dụng của thần linh và mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. 

Do đó, khi lựa chọn sập thờ, gia chủ cần cân nhắc kỹ lưỡng, không thể làm qua loa, đại khái, cần xem xét đến các yếu tố phong thủy và các yếu tố tâm linh khác.

Chất liệu làm sập thờ

Chất liệu làm sập thờ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của đồ thờ. Trong số các loại gỗ phổ biến, gỗ gụ, gỗ vàng tâm và gỗ mít được sử dụng nhiều nhất nhờ độ bền cao và khả năng chống mối mọt tốt. Bên cạnh đó còn có gỗ hương, gỗ trắc, gỗ dổi,... cũng là những lựa chọn phù hợp để chế tác sập thờ. 

Sập thờ bằng gỗ
Sập thờ bằng gỗ

Sau công đoạn chế tác và tạo hình, sập thờ sẽ được phủ sơn son thếp vàng để làm nổi bật các chi tiết và tăng thêm vẻ uy nghi cho không gian thờ.

Kết cấu của sập thờ

Kết cấu của sập thờ đóng vai trò đảm bảo độ chắc chắn và tính thẩm mỹ cho sập thờ. Đồng thời, việc sập thờ bị lung lay hoặc hỏng hóc cũng có thể là một điềm không lành nên khi chọn mua sập thờ, gia chủ nên chọn sập thờ có kết cấu chắc chắn giúp đảm bảo sự ổn định và tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. 

Khi nhận sập thờ, gia chủ nên kiểm tra các ghép nối. Các ghép nối này cần được thực hiện cẩn thận và chính xác, đảm bảo khít và vuông góc với nhau để đảm bảo khả năng chịu lực, tránh những phần bị hở dễ lung lay, khiến sập thờ bị mất cân bằng.

Kích thước của sập thờ

Kích thước sập thờ phù hợp tạo nên không gian thờ hài hòa và cân bằng là một yếu tố giúp thu hút tài lộc cho cho gia chủ, mang lại bình yên và may mắn.

Kích thước sập thờ đo theo lỗ ban 38.8cm, trong khi đó, chiều cao của sập thờ đơn thường là 1m27 và với sập thờ tam cấp là 1m47. Hai số đo này phù hợp với phần lớn không gian phòng thờ và nhà thờ của các gia đình, đồng thời nó được coi là số đo đẹp theo thước lỗ ban. 

Thước lỗ ban là loại thước chuyên dùng trong thiết kế kiến trúc, nhà cửa và đồ nội thất, do đó trong thiết kế đồ thờ tâm linh, số đo của sản phẩm cần nằm trong các cung tốt, tránh các cung xấu để mang lại may mắn và bình an cho gia chủ.

Vị trí đặt sập thờ

Sập thờ là điểm kết nối giữa cõi âm với cõi dương, là nơi hội tụ những nét đẹp về văn hóa tâm linh, do đó việc chọn một vị trí phù hợp là rất quan trọng. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để đảm bảo tính phong thủy và linh thiêng của không gian thờ. 

Cần chọn vị trí đặt sập thờ một cách cẩn thận và có tính toán
Cần chọn vị trí đặt sập thờ một cách cẩn thận và có tính toán

Để đảm bảo sự tôn kính và thu hút tài lộc cho gia đình, gia chủ cần lưu ý một số điều sau khi chọn vị trí kê sập thờ: 

  • Sập thờ nên được đặt ở các vị trí trang nghiêm, thoáng mát và có nhiều ánh sáng. Đồng thời, luôn giữ cho sập thờ sạch sẽ và thông thoáng bằng cách lau chùi thường xuyên
  • Không đặt sập thờ ở lối đi lại hoặc nơi có nhiều người qua lại. Vị trí ít người qua lại sẽ đảm bảo được sự bình yên và linh thiêng của không gian thờ cúng. 
  • Không đặt sập thờ ngược hướng với nhà, điều này có thể gây ra sự mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình. 
  • Tránh kê sập thờ gần với nhà vệ sinh và nhà tắm vì đây là những khu vực mang tính riêng tư và có phần ô uế, để không làm mất đi sự tôn nghiêm và linh thiêng của không gian thờ.
  • Tránh đặt sập thờ trực tiếp ở cửa ra vào, vì theo quan niệm dân gian, khi đó, sự may mắn và tài lộc mà tổ tiên và các vị thần phật thờ trên sập thờ mang lại cho gia đình sẽ không vào được đến trong nhà. 
  • Nếu không gian thờ quá nhỏ, gia chủ có thể sử dụng rèm thờ phía trước để tạo không gian yên tĩnh và giữ vận khí cho không gian thờ.

Một số sập thờ chế tác tại làng nghề Sơn Đồng

Làng nghề Sơn Đồng nổi tiếng với nghề chế tác tượng gỗ đẹp và các đồ thờ khác. Trong đó, sập thờ chế tác tại Sơn Đồng luôn có vẻ đẹp riêng, đảm bảo chất lượng và phù hợp với các yếu tố tâm linh.

Sập Tứ Linh

Sập thờ Tứ Linh là một trong những biểu tượng tâm linh quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam. Sập thờ Tứ Linh được chạm khắc và tạo hình từ Long, Lân, Quy, Phụng - bốn linh vật của 4 vị thần Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch Hổ mang ý nghĩa phong thủy to lớn trong văn hóa tâm linh. Bên cạnh đó, quan niệm dan gian cũng cho rằng, Tứ Linh cũng là nhắc đến 4 yếu tố cơ bản của thiên nhiên là đất, lửa, gió và nước.

Do đó, Tứ Linh là biểu tượng của sự sinh trưởng và phát triển, đồng thời Tứ Linh cũng là biểu tượng của nguồn năng lượng tích cực, mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Sử dụng sập thờ Tứ Linh trong không gian thờ cũng có ý nghĩa giúp trấn yểm tà ma, mang lại sự an lành và bình yên cho ngôi nhà. 

Sập thờ Tứ Linh
Sập thờ Tứ Linh

Sập Mai Điểu

Bên cạnh sập thờ Tứ Linh, sập thờ Mai Điểu cũng là một trong những mẫu sập thờ được sử dụng phổ biến nhất. Sập thờ Mai Điểu thể hiện mong ước về một cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng cho gia đình. 

Họa tiết hoa mai kết hợp với các loài chim trên sập thờ tạo nên một không gian trang trọng và yên bình. Đồng thời họa tiết mai điểu cũng tượng trưng cho mùa xuân - mùa của sức sống và sự sinh sôi. Hình ảnh những cặp chim ríu rít đậu trên nhành mai vàng thường được chế tác một cách tỉ mỉ, tạo nên bức tranh đẹp mắt, thể hiện sự yên ấm và bình yên trong gia đình. 

Sập thờ Mai Điểu
Sập thờ Mai Điểu

Sập Rồng Chầu

Tương tự như sập thờ Mai Điểu và Tứ Linh, sập thờ Rồng Chầu cũng được chế tác tỉ mỉ, thể hiện hình ảnh rồng chầu trời, tạo nên vẻ uy nghi và trang trọng cho không gian thờ. Sập Rồng Chầu thể hiện cho mong ước về cuộc sống sung túc, thịnh vượng và phát đạt.

Sập 2 dạ

Sập 2 dạ là mẫu sập thờ có thể có nhiều tầng cổ (cổ là phần khung hình chữ nhật dẹt nằm ngang ở dưới mặt sập thờ) và nhiều tầng họa tiết với phần chân sập ngắn.

Sập gụ tủ chè

Sập gụ tủ chè thường được làm từ gỗ gụ, có thể khảm ốc xà cừ và sơn vecni. Mặt sập rộng và tương đối thấp, kết hợp với phần tủ chè kê bên trên. 

Sập tủ chè
Sập tủ chè

Sập tam cấp

Sập tam cấp có thiết kế giống hấu hết các loại sập thông thường khác, điểm khác biệt duy nhất là 3 bậc (3 cấp) đặt trên bề mặt sập thờ, giúp phân chia thứ bậc khi gia đình thờ nhiều thế hệ trên một sập thờ. 

5/5 (1 bầu chọn)