Ý nghĩa tâm linh của văn hóa thờ Động Sơn Trang
Thờ Động Sơn Trang là một phần của tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, thường được tôn vinh và thờ cúng với mong muốn mang lại may mắn, bình an cho gia đình và người thân. Văn hóa thờ Động Sơn Trang của người Việt Nam không chỉ là một nét đặc trưng văn hóa, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Được ra đời từ thời Âu Lạc và qua hơn 2000 năm bảo tồn và phát triển, tục thờ Sơn Trang bắt đầu là một tín ngưỡng thờ Mẹ, cho đến cách đây hơn 600 năm khi tục thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ra đời. Theo người xưa kể lại, triều đình nhà Lê đã phong Chúa Sơn Trang là “Lê Mại Đại Vương”, sau đó ngài trở thành Thánh Mẫu Thượng Ngàn, đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu.
Khi đó, tục thờ Sơn Trang và tục thờ Mẫu Liễu Hạnh kết hợp hài hòa tạo thành tục thờ Tứ phủ ngày nay. Từ đó ta có thể hiểu tục thờ Tứ phủ phát triển từ tục thờ Tam phủ và Động Sơn Trang được bổ sung đại diện cho miền sơn cước (người xưa sử dụng “động” để mô tả tính hiểm trở của miền rừng núi). Đó là lý do tại sao bạn có thể bắt gặp Động Sơn Trang được phối thờ cùng tượng Tam Tòa Thánh Mẫu trong các đền, phủ theo tín ngưỡng Tứ phủ.
Nét văn hóa thờ Động Sơn Trang thể hiện cho lòng thành và sự biết ơn của con cháu, người dân đối với các vị thần phật, cho thấy sự tôn trọng và kính phục truyền thống tâm linh của con người Việt Nam.
Về các vị trong Động Sơn Trang
Chúa Sơn Trang
Chúa Sơn Trang, trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, là vị thần quan trọng quan quản một phương và mang lại điềm lành cho người dân. Trong đó, Tam Tòa Sơn Trang bao gồm:
- Sơn Trang Đệ Nhất bao gồm Thanh Sơn Đại Vương, Lê Mại Đại Vương, Sơn Lâm Công Chúa, Bạch Anh Quản Trưởng.
- Sơn Trang Đệ Nhị bao gồm La Bình Công chúa, Diệu Tín Thiền Sư.
- Sơn Trang Đệ Tam bao gồm Quế Hoa Công Chúa, Diệu Nghĩa Thiền Sư.
Theo dân gian, ba vị chúa Sơn Trang đã xuất hiện từ thời Vua Hùng. Cả 3 vị Sơn Trang được coi là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn, mỗi vị cai quản một phương, Mẫu Thượng Ngàn tại đền Đông Cuông là Lê Mại Đại Vương Công Chúa, tại đền Bắc Lệ chính là La Bình Công Chúa và Mẫu Thượng Ngàn tại đền Suối Mỡ chính là Quế Hoa Công Chúa. Trong tư tưởng của người Việt từ xưa, Chúa Sơn Trang không chỉ là biểu tượng của sức mạnh và quyền năng mà còn là hiện thân của sự bảo vệ, che chở và lòng từ bi vô hạn.
Các vị Chúa Sơn Trang là người cai quản và bảo vệ tam thập lục động với thập nhị tiên nàng và bát bộ sơn trang. Tòa Sơn trang được chia ra thành 12 chốn Mường, 12 chốn Mán, 12 chốn man di Thổ tộc nên được gọi là Tam Thập Lục Động Sơn Lâm Sơn Trang với 82 cửa rừng, 72 cửa biển và có bát bộ sơn trang (8 tướng trai),thập nhị bộ tiên nàng (12 tướng gái).
Bát Bộ Sơn Trang
Bát Bộ Sơn Trang là tên gọi của 8 vị thần được coi là những bậc anh hùng, những tướng lĩnh giàu lòng dũng cảm và trí tuệ. Theo truyền thuyết, Bát Bộ Sơn Trang là những vị thần phù trợ cho các vua chúa và anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Tương truyền, Mẫu Thượng Ngàn lấy một người họ Đỗ ở Đồng Đăng, hạ sinh được người con trai gọi là Đỗ Đống. Sau này, ông Đỗ Đống lấy bà Nguyễn Thị Tươi, sinh được 8 người con, lần lượt là các tướng phò trợ cho An Dương Vương. Sau này, 8 vị còn hiển linh trợ giúp Hai Bà Trưng và các đời nhà Lý, Trần, Lê.
Người dân thường gọi 8 vị là 8 tướng Sơn Trang (Bát Bộ Sơn Trang),là những vị cai quản các khu vực thung lũng, nương rẫy, núi rừng,... Bát Bộ Sơn Trang bao gồm các vị Đỗ Trinh, Đỗ Triệu, Đỗ Hiệu, Đỗ Trung, Đỗ Bích, Đỗ Trương, Đỗ Cường và Đỗ Dũng. Mỗi vị trong Bát Bộ Sơn Trang đều có một vai trò quan trọng và được tôn vinh với những đức tính và mong muốn riêng biệt.
Văn hóa thờ cúng Bát Bộ Sơn Trang là biểu hiện cho lòng kính trọng của người dân Việt đối với những vị anh hùng trong lịch sử dân tộc, đồng thời là biểu tượng cho mong ước về cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
12 cô Sơn Trang
12 cô Sơn Trang là những vị có vai trò quan trong trong văn hóa thờ Động Sơn Trang và tục thờ Tứ phủ. 12 cô Sơn Trang là những người bảo trợ và người hộ tống Mẫu Thượng Ngàn.
12 cô Sơn Trang gồm có: Cô Cả Núi Dùm, Cô Đôi Bắc Lệ, Cô Bơ Thượng Ngàn, Cô Tư Ỷ La, Cô Năm Đồng Tiền, Cô Sáu Đồi Ngang, Cô Tám Thượng Ngàn, Cô Chín Thượng Ngàn, Cô Mười Suối Ngang, Cô Mười Một Đồng Nhân và Cô Mười Hai Thượng Ngàn. Mỗi cô đều có một vai trò và đặc điểm riêng, nhưng chung quy lại, họ đều là những đi theo hầu cận cho Mẫu Thượng Ngàn, đồng thời chăm sóc và bảo vệ con người trong cuộc sống hàng ngày.
Mặc dù tên gọi của của 12 cô Sơn Trang có sự tương đồng với các vị trong Tứ phủ Thánh Cô, nhưng theo quan điểm truyền thống, 12 cô Sơn Trang không phải là các cô trong Tứ phủ. Tuy nhiên, các cô thuộc Động Sơn Trang vẫn có mối liên kết chặt chẽ và sâu sắc với Mẫu Thượng Ngàn và văn hóa thờ tượng Mẫu, văn hóa Tứ phủ.
Tục thờ 12 cô Sơn Trang đại diện cho lòng tin và lòng kính trọng của người dân Việt Nam đối với những người bảo vệ, những vị thần linh mang lại sự an lành và may mắn trong cuộc sống.
Những lưu ý trong thờ cúng Động Sơn Trang
Lễ vật cúng
Lễ vật cúng là phần không thể thiếu trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Tương tự trong tục thờ Động Sơn Trang, lễ vật cúng cũng nên được chuẩn bị cẩn thận và tỉ mỉ, phù hợp với văn hóa của vị thần được thờ.
Đặc biệt, khi đến dâng hương ở các đền chùa, việc sắm lễ vật cần tuân theo các nguyên tắc và quy định cụ thể. Đặc biệt, tại khu vực chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa, chỉ được phép dâng đặt lễ chay. Lễ vật sẽ bao gồm các loại hương nhang, hoa quả, oản, xôi, chè,… Những loại thức ăn mặn như cỗ tam sinh (dê, trâu, lợn),thịt gà, giò, chả,… chỉ được dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ riêng của các vị thánh, vị thần nhất định.
Lễ vật cúng là cỗ mặn dâng lên bàn thờ Động Sơn Trang thường gồm những món đặc sản của Việt Nam như cua, ốc, lươn, chanh, ớt,… và có thể kèm theo gạo nếp cẩm nấu xôi chè. Mỗi loại lễ vật đều mang ý nghĩa riêng, có thể đại diện cho khu vực mà vị thần cai quản, đồng thời phản ánh sự đa dạng và phong phú của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Theo truyền thống, khi sắm lễ mặn dâng bàn thờ Động Sơn Trang, người ta thường sắm theo con số 15, chẳng hạn như 15 con ốc hoặc cua, 15 quả ớt, quả chanh hoặc với không gian nhỏ thì người dâng lễ có thể chỉ cúng 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần. Con số 15 này đại diện cho 15 vị được thờ tại ban Sơn Trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang). Điều này đại diện cho sự tôn trọng và lòng thành của người dâng lễ đối với tất cả các vị thánh thần.
Một số lưu ý khác
Không gian thờ Động Sơn Trang nói riêng và thờ các vị thần phật nói chung đều cần sự yên tĩnh, nghiêm trang để thể hiện cho lòng kính trọng của người thờ cúng. Mặt trước của Động Sơn Trang và các bức tượng Phật Sơn Đồng trên đó đều cần hướng về không gian sạch sẽ, thoáng mát và có nhiều ánh sáng.
Trong quá trình thờ cúng, cần thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với các vị thần linh và tổ tiên. Bên cạnh việc sắm lễ thì cách thực hiện các nghi lễ cũng cần sự chuẩn chỉ và có sự chân thành.
Ngoài ra, trong quá trình thờ cúng, kể cả tại nhà hay tại các đền chùa, người thờ cúng cần giữ vệ sinh và trật tự trong khu vực không gian thờ, tránh tạo nên tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến sự trang nghiêm và yên tĩnh trong khu vực thờ.
Địa chỉ chế tác Động Sơn Trang chất lượng và uy tín
Đồ thờ tâm linh Sơn Đồng là một địa chỉ uy tín và chất lượng trong lĩnh vực chế tác Động Sơn Trang và các đồ thờ tâm linh khác thuộc làng nghề truyền thống lâu đời Sơn Đồng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi tự hào là địa chỉ tin cậy được đông đảo khách hàng trong cả nước tin tưởng và lựa chọn.
Với sứ mệnh mang lại những sản phẩm chất lượng và ý nghĩa cho người sử dụng, chúng tôi luôn đặt chất lượng và uy tín lên hàng đầu. Mỗi sản phẩm được chế tác tại Đồ thờ tâm linh Sơn Đồng đều được thực hiện bởi các nghệ nhân có tay nghề và kinh nghiệm dày dặn, hiểu biết sâu sắc về văn hóa tâm linh của người Việt khi chế tác đồ thờ và các loại tượng gỗ đẹp.
Đồ thờ tâm linh Sơn Đồng cam kết sử dụng chất liệu gỗ tốt nhất, kết hợp với kỹ thuật chế tác truyền thống và hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và tâm linh cao. Chúng tôi luôn đảm bảo mang đến cho gia chủ các đồ thờ chất lượng nhất, đúng mẫu mã, đúng kiểu dáng, tuổi thọ cao và bàn giao sản phẩm đúng hạn.