Tại sao nghệ nhân Sơn Đồng ưa chuộng sử dụng gỗ mít trong chế tác đồ thờ?

Gỗ mít được ưa chuộng trong chế tác đồ thờ nhờ mùi hương nhẹ, độ bền tốt, dễ chế tác, có nguồn cung dồi dào và nhờ đó có mức chi phí thấp.

Chế tác đồ thờ là một phần không thể thiếu trong văn hóa và tín ngưỡng dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống tâm linh của người Việt. Từ các bức tượng phật Sơn Đồng, tượng thánh, đến các đồ thờ tâm linh như bàn thờ, sập thờ, hoành phi, câu đối,... không chỉ là đại diện cho tín ngưỡng mà còn là biểu tượng của nghệ thuật và truyền thống văn hóa.

Đặc điểm của gỗ mít

Gỗ mít là vật liệu có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp chế tác nhờ những đặc điểm độc đáo và ưu việt. Gỗ mít có nguồn gốc từ Ấn Độ và thuộc họ dâu tằm, hiện được trồng rất phổ biến tại Việt Nam.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của gỗ mít là màu vàng đặc trưng. Ban đầu, gỗ mít sẽ có màu vàng sáng và sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm sau một thời gian dài, tạo sắc thái ấn tượng và độc đáo. Bên cạnh đó, gỗ mít còn có một mùi hương nhẹ, thoang thoảng giống mùi gỗ trầm, tạo cảm giác thư thái và dễ chịu, có lợi cho sức khỏe con người. 

Gỗ mít chế tác tượng có màu vàng đặc trưng
Gỗ mít chế tác tượng có màu vàng đặc trưng

Bề mặt gỗ mít mịn màng và đồng đều. Tuy không có nhiều vân gỗ như một số loại gỗ khác nhưng đặc điểm này hỗ trợ cho khâu đánh dấu và cắt gỗ trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Một đặc điểm nổi bật khác của gỗ mít là trọng lượng nhẹ so với nhiều loại gỗ khác, giúp quá trình chế tác, vận chuyển và lắp đặt diễn ra dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, gỗ mít khá dẻo dai, ít bị cong vênh, nứt vỡ và có khả năng chống mối mọt tốt, khiến các sản phẩm chế tác từ gỗ mít có độ đàn hồi tốt, độ bền và tuổi thọ cao. Do đó, gỗ mít được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt dùng để chế tác những sản phẩm sử dụng trong điều kiện môi trường không thuận lợi.

Cuối cùng, gỗ mít cũng được đánh giá cao về tính dễ gia công. Với bề mặt mịn màng, thớ gỗ mềm và dẻo dai, gỗ mít có thể được cắt, mài, chạm khắc, sơn phủ và áp dụng nhiều công cụ, kỹ thuật chế tác khác một cách dễ dàng.

Ưu điểm của gỗ mít trong chế tác đồ thờ

Có mùi hương nhẹ

Gỗ mít có mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, không quá mạnh và nồng như một số loại gỗ khác, đủ để tạo một không gian yên bình và thư thái.

Khi chế tác đồ thờ từ gỗ mít, chẳng hạn như cửa võng gỗ mít hoặc tượng phật bằng gỗ mít, mùi hương của gỗ có thể làm tăng thêm vào sự trang nghiêm và linh thiêng của không gian thờ, tạo cảm giác cảm giác thiêng liêng và gần gũi.

Ngoài ra, mùi hương nhẹ cũng có thể tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của con người, giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái và an nhiên.

Độ bền cao

Trong chế tác đồ thờ, một trong những yếu tố quan trọng mà người thợ mộc thường quan tâm là độ bền của vật liệu. Gỗ mít có thớ gỗ dày giúp gỗ không bị biến dạng và cong vênh trong điều kiện môi trường có sự tác động của côn trùng, có độ ẩm và nhiệt độ cao. Ưu điểm này khiến gỗ mít trở thành vật liệu được ưa chuộng trong chế tác các sản phẩm đòi hỏi độ ổn định và bền bỉ như đồ thờ. 

Tượng gỗ mít có độ bền cao
Tượng gỗ mít có độ bền cao

Độ bền cao của gỗ mít cũng giúp những sản phẩm chế tác từ nó có thể giữ được chất lượng tốt trong thời gian dài. Ưu điểm này đặc biệt có ý nghĩa trong chế tác đồ thờ tâm linh như bàn thờ, tượng phật, cửa võng gỗ mít,... do đồ thờ là những đồ mang tính linh thiêng, được gia chủ coi trọng và không nên dịch chuyển, sửa chữa hoặc thay thế nhiều lần.

Dễ chế tác

Trong việc chế tác đồ thờ, yếu tố dễ chế tác của vật liệu là một yếu tố quan trọng giúp người thợ mộc có thể tạo ra được những đồ thờ có chất lượng tốt nhất. Gỗ mít là một trong những loại gỗ được đánh giá cao về tính dễ chế tác nhờ gỗ có độ mềm và dẻo dai nhất định. 

Gỗ mít có cấu trúc sợi mịn và mềm mại, cho phép người nghệ nhân dễ dàng cắt, chạm, khắc và mài, làm cho quá trình chế tác trở nên linh hoạt và nhanh chóng hơn, đồng thời giúp sản phẩm cuối cùng có được các chi tiết tinh xảo và tỉ mỉ.

Ngoài ra, gỗ mít có độ bền cao (như đã nêu ở trên) và đồng thời có độ mềm nên có thể chịu được những bước gia công cần dùng lực mạnh như khoan, đục và mài mà không bị vỡ hoặc nứt.

Dễ bám sơn

Gỗ mít có cấu trúc sợi mịn và bề mặt đồng đều, ít sần sùi, giúp sơn có thể thẩm thấu đều trên bề mặt mà không gây ra những mảng màu không đều. Nhờ đó, đồ thờ bằng gỗ mít thường sẽ có lớp sơn mịn và đều, phù hợp với nhiều loại sơn phủ như sơn son thếp vàng, thếp bạc, sơn pu, sơn giả cổ,...

Ngoài ra, việc sơn phủ đều lên bề mặt gỗ mít cũng bảo vệ vật liệu khỏi các yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời, độ ẩm và các yếu tố gây hại khác, đồ thờ chế tác từ gỗ mít không chỉ đẹp mắt mà còn có thể trường tồn theo thời gian. 

Đồ thờ bằng gỗ mít dễ bám sơn
Đồ thờ bằng gỗ mít dễ bám sơn

Nguồn cung dồi dào

Cây mít là loại cây được trồng rất phổ biến tại Việt Nam nên cũng đảm bảo nguồn cung dồi dào cho các xưởng chế tác đồ thờ tâm linh. Nguồn cung gỗ mít ổn định giúp giảm chi phí và thời gian cho đảm bảo nguồn gỗ, tránh tình trạng phải tìm nguồn gỗ thay thế, làm giảm áp lực lên các loài cây gỗ khác, đặc biệt là những loại gỗ cổ thụ quý hiếm.

Chi phí phải chăng

Gỗ mít thường có mức giá thấp hơn so với một số loại gỗ quý hiếm khác do cây mít được trồng phổ biến và có nguồn cung ổn định nên chi phí đầu vào thường thấp hơn so với những loại gỗ khác có nguồn cung khan hiếm hơn.

Mức chi phí thấp cũng làm cho việc chế tác đồ thờ từ gỗ mít trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn với đa số người tiêu dùng, tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành chế tác đồ thờ nói riêng và nghề mộc nói chung.

Một số mẫu đồ thờ bằng gỗ mít chế tác bởi nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng

Gỗ mít được sử dụng trong chế tác hầu hết đồ thờ tại làng nghề Sơn Đồng, từ bàn thờ, hoành phi câu đối, cửa võng gỗ mít cho đến tượng phật, tượng mẫu,...

tuong-phat-adida-1.jpg (187 KB)

tuong-tam-bao-6.jpg (310 KB)

tuong-tam-the-9.jpg (92 KB)

tuong-tam-the-13.jpg (98 KB)

tuong-mau-2.jpg (192 KB)

5/5 (1 bầu chọn)