Thánh tích về Địa Tạng Bồ Tát - vị Bồ Tát của lòng từ bi và nhân ái

Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ Tát có tấm lòng từ cao cả, mọi kiếp của ngài đều một lòng hướng tới giác ngộ và giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ và lầm than.

Sự tích về Địa Tạng Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát, một trong sáu đại Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa, là vị Bồ Tát có tấm lòng từ bi và đại nguyện vĩ đại. Ngài là biểu tượng của sự kiên nhẫn, lòng vị tha và quyết tâm cứu độ chúng sinh khổ đau ở cả chốn nhân thế và trong địa ngục.

Theo truyền thuyết, Địa Tạng Bồ Tát phát lời thề nguyện rằng: nếu Ngài chưa độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau thì Ngài sẽ không chứng quả Bồ Đề, không chịu thành Phật, cho thấy tấm lòng từ bi vô hạn và sự nhẫn nại, kiên trì của Ngài đối với tất cả chúng sinh.

Địa Tạng Bồ Tát thường xuất hiện với tay phải cầm Tích trượng, biểu tượng của pháp thập nhị nhân duyên. Tích trượng không chỉ là vật cảnh tỉnh mà còn là vật để Ngài dẫn dắt và giúp chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ. Pháp thập nhị nhân duyên là mười hai nhân duyên tạo thành chuỗi sự kiện gây nên sự tồn tại và khổ đau trong vòng luân hồi, mà Địa Tạng Bồ Tát dùng để giáo hóa và chỉ đường cho chúng sinh. 

Địa Tạng Bồ Tát cầm tích trượng dẫn đường cho chúng sinh
Địa Tạng Bồ Tát cầm tích trượng dẫn đường cho chúng sinh

Trong các hiện thân của ngài từ vô lượng kiếp trước, Địa Tạng từng là một vị trưởng giả gặp được Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Nhờ phước duyên và chỉ dẫn của vị Phật này, Ngài phát nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.” 

Một câu chuyện khác kể rằng trong hằng hà sa số kiếp về trước, Địa Tạng là một vị vua rất từ bi. Mặc dù chúng sinh lúc đó tạo ra nhiều ác nghiệp, Ngài vẫn phát nguyện rằng: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Đề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.” 

Và trong vô vàn kiếp thân khác, dù là nam hay nữ, vua hay tôi, ngài đều một lòng hướng thiện, phát nguyện mong cầu cứu giúp chúng sinh, tới khi viên mãn mới trở thành Phật.

Thờ Địa Tạng Bồ Tát mong cầu điều gì?

Tục thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà không quá phổ biến những vẫn được nhiều gia đình coi trọng giá trị tâm linh thực hiện. Thờ tượng Địa Tạng giúp vun đắp lòng từ bi và nhân ái trong tâm hồn mỗi người. Hình tượng Địa Tạng Bồ Tát đại diện cho sự bảo hộ và cứu độ chúng sinh khỏi khổ đau. 

Khi thờ tượng Địa Tạng, người ta tin rằng sẽ nhận được nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống, giúp người thờ nguyện nhanh chóng gặt hái được thành công. Ngoài ra, việc thờ Địa Tạng Bồ Tát còn giúp tiêu trừ tai nạn và thoát khỏi các hiểm nguy, mang lại sự bình an cho bản thân và gia đình. 

Thờ tượng Địa Tạng cầu may mắn, an lành, tránh lo âu, phiền muộn
Thờ tượng Địa Tạng cầu may mắn, an lành, tránh lo âu, phiền muộn

Ngài cũng được cho là có khả năng hóa giải các tội chướng và bệnh tật, giúp giảm bớt những khó khăn về sức khỏe. Khi người thân sắp qua đời, gia chủ nên niệm danh hiệu Bồ Tát hay tụng kinh Địa Tạng sẽ giúp tích lũy công đức và hỗ trợ quá trình siêu thoát. Đặc biệt, trong 49 ngày sau khi mất, tụng kinh Địa Tạng có thể giúp linh hồn quá cố nhanh chóng được giải thoát. 

Lưu ý khi thờ tượng Địa Tạng Bồ Tát tại nhà

Thờ trong bộ Ta Bà Tam Thánh hoặc thờ độc tôn

Khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà, bạn có thể thờ độc tôn (một tượng một bàn thờ) hoặc thờ chung bộ Ta Bà Tam Thánh, gồm tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa, tượng Quan Âm Bồ Tát và tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát ở hai bên, tùy thuộc vào kích thước và cách bài trí không gian thờ cúng của mỗi gia đình. 

Khi chọn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, cần ưu tiên lựa chọn và thỉnh tượng được chế tác cẩn thận, các chi tiết được khắc họa chân thực, thể hiện rõ nét thần thái từ bi của Ngài (tham khảo tượng phật Sơn Đồng). 

Cần chọn tượng Địa Tạng có khuôn dung hiền hòa, phúc hậu
Cần chọn tượng Địa Tạng có khuôn dung hiền hòa, phúc hậu

Vị trí đặt tượng khi thờ tượng Địa Tạng cùng tượng Phật

Khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng tượng Phật, gia chủ cần đặc biệt lưu ý đến vị trí sắp xếp trên bàn thờ. Tượng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất, sau đó đến tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bàn thờ Phật nên được đặt ở trung tâm của ngôi nhà, đối diện với cửa chính để thể hiện sự trang trọng và tôn kính. 

Đối với nhà có nhiều tầng, tượng Phật cần đặt ở phòng cao nhất, đối diện ban công và đảm bảo không gian mở. Tránh đặt bàn thờ ở nơi thường xuyên có người qua lại, cười đùa và đặc biệt không hướng bàn thờ về phía nhà vệ sinh, phòng bếp hoặc phòng ngủ để tránh bất kính.

Chuẩn bị bàn thờ trước và sau khi thỉnh tượng

Trước khi thỉnh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, gia chủ cần chuẩn bị bàn thờ một cách chu đáo, đảm bảo bàn thờ có đầy đủ bình hoa, lư hương, đĩa quả, đôi đèn thờ và chén nước sạch. 

Sau khi thỉnh tượng, gia chủ cũng cần kiểm tra và lau dọn bàn thờ thường xuyên. Hoa và quả cúng phải được thay mới liên tục, không để đồ hỏng, đồ héo trên bàn thờ, vừa để đảm bảo mỹ quan, vừa thể hiện lòng tôn kính đối với Bồ Tát. 

Gia chủ cần lau dọn bàn thờ tượng Địa Tạng sạch sẽ, thường xuyên
Gia chủ cần lau dọn bàn thờ tượng Địa Tạng sạch sẽ, thường xuyên

Ngày dâng lễ thờ và mâm cỗ

Gia chủ cần dâng đồ thờ và lễ cúng lên bàn thờ Phật vào ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng hoặc các ngày lễ lớn trong đạo Phật. Ngoài ra, cần dâng mâm cỗ cúng vào ngày 30/7 âm lịch vì đây là ngày vía Địa Tạng Bồ Tát.

5/5 (1 bầu chọn)