Sự tích Quan Âm Thế Chí - vị Phật đại diện cho trí tuệ và lòng từ bi

Quan Âm Thế Chí, một vị bồ tát quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là trong truyền thống Tịnh Độ Tông.

1. Quan Âm Thế Chí là ai?

Đại Thế Chí Bồ Tát, còn được biết đến với các tên Linh Cái Bồ Tát, Đại Tinh Tấn Bồ Tát, hay gọi tắt là Thế Chí Bồ Tát, ngài là vị Bồ Tát có vai trò giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Ngài cũng là một trong những vị Bồ Tát quyền lực và lâu đời nhất, đóng vai trò quan trọng trong truyền thống Phật giáo, đặc biệt là trong trường phái Tịnh Độ. 

Theo Kinh Bi Hoa, tiền thân của ngài là Ni-Ma vương tử, sau khi Quan Âm Bồ Tát thành Phật, Bồ Tát Đại Thế Chí sẽ tiếp quản giới phương Tây cũng như chánh pháp. Tên của ngài trong tiếng Phạn mang ý nghĩa "sự xuất hiện của sức mạnh vĩ đại", phản ánh sức mạnh trí tuệ lan tỏa khắp nơi. 

2. Sự tích Quan Âm Thế Chí

Đại Thế Chí Bồ Tát, còn được biết đến dưới cái tên Ni Ma, là con trai thứ hai của vua Chánh Niệm và là em trai của thái tử Bất Huyền. Về sau, vua Chánh Niệm trở thành Phật A Di Đà, trong khi thái tử Bất Huyền thành Quan Thế Âm Bồ Tát. Với tâm hồn hướng Phật, nhà vua khuyên con trai Ni Ma hãy cúng dường Phật Bảo Tạng và nhân dân trong suốt 3 tháng liên tục. 

Tượng Quan Âm Thế Chí
Tượng Quan Âm Thế Chí

Một vị đại thần tên Bảo Hải, đã tư vấn Ni Ma rằng hãy cầu bền lòng vì lợi ích của chúng sinh, dâng hết tấm lòng mình để hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề. Bằng cách này lòng nguyện sẽ luôn được thỏa mãn.

Cảm thấy lời khuyên của Bảo Hải đầy tình cảm và sâu sắc, Đại Thế Chí Bồ Tát tập trung vào những nguyên tắc tu đạo sau:

  • Ba nghiệp của thân: Không sát hại chúng sinh, không trộm cướp của người đời, không tà dâm.
  • Bốn nghiệp của miệng: Không ăn nói láo xược, không nói những lời thêu dệt, không nói lời hai chiều, không ăn nói lời độc ác.
  • Ba nghiệp của ý: Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không hờn giận oán cừu, không si mê ám muội.

Đồng thời, Ngài sử dụng trí tuệ để chiếu sáng thế giới và giúp đỡ chúng sinh thoát khổ. Ngài tiếp tục tu hành và hướng dẫn dân chúng làm việc thiện. Khi Đức Phật A Di Đà biến xuất, Ni Ma đã hoàn thành con đường tu hành và tiếp tục truyền dạy Pháp môn, giúp độ hóa chúng sinh.

Sau khi nghe Ni Ma nói, Phật Bảo Tạng thọ ký rằng: "Theo nguyện vọng của ngươi, một thế giới tươi đẹp sẽ hình thành sau hàng trăm kiếp sanh tử. Với tâm nguyện lớn lao như vậy, ngươi sẽ được biết đến với danh hiệu Đại Thế Chí Bồ Tát. Khi Đức Phật A Di Đà nhập niết bàn, ngươi sẽ trở thành Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, tiếp tục hóa độ chúng sinh.’’

Đồng thời, tại các phương trời, đức Phật cũng đã thọ ký: "Tại cõi Tán Đề Lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên Ni Ma, con trai thứ hai của vua Vô Tránh Niệm, đã dâng công đức từ lòng mình về đạo Vô Thường Bồ Đề qua 3 tháng và nguyện sống trên trần gian với trang nghiêm."

Nhận được những thọ ký này, Ni Ma cảm thấy hân hoan và Ngài ngày càng cống hiến mình hơn cho những nguyện vọng đã thề. Từ đó, dù trong kiếp đời mới, Ni Ma vẫn giữ vững bốn nguyện, kiên định trong tu hành, học tập đạo Đại Thừa, làm việc nhân từ và không ngừng mở rộng tri thức cho chúng sinh. Đồng thời, Ngài cũng giúp đỡ để chúng sinh tránh khỏi mê muội, hướng tới sự giác ngộ.

3. Hạnh nguyện Quan Âm Thế Chí

Hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát tập trung vào việc phát triển tâm thức và tu tập để hướng tới giác ngộ và giải thoát. Theo triết lý của Bồ Tát Đại Thế Chí, quá trình này bắt đầu bằng việc tu thiền định để trang bị cho bản thân trí tuệ sáng suốt và xa lìa khỏi ái dục. Từ đó, giúp cho việc giác ngộ và giải thoát trở nên khả thi hơn. 

Hạnh nguyện của Quan Âm Thế Chí
Hạnh nguyện của Quan Âm Thế Chí

Sau khi hoàn thành giai đoạn tu thiền định, Đại Thế Chí Bồ Tát dành thời gian để phát đại nguyện, mong muốn rằng tất cả chúng sinh đều được an vui trong cõi giới của Phật.

Bồ Tát Đại Thế Chí có tâm hồn vô ngã, luôn tuân thủ công bằng và chân thật. Ngài không bao giờ ganh tỵ hay ích kỷ. Đồng thời, Ngài không ỷ lại những công đức đã thực hiện, không tự mãn và không mưu cầu danh vọng.

Hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát thể hiện sự cao quý của đạo Phật, mang lại nhiều lợi ích cho chúng sinh và đồng thời là biểu tượng của sự nỗ lực chân chính trong việc tiến bước trên con đường giác ngộ.

4. Hình tượng Quan Âm Thế Chí

Trong Cực Lạc Phương Tây, ngoài Phật A Di Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát còn có một vị Bồ Tát khác cũng tham gia vào việc giáo hóa chúng sinh, đó chính là Đại Thế Chí Bồ Tát.

Bồ Tát Đại Thế Chí cầm cành hoa sen xanh đứng bên tay phải của Phật A Di Đà. Theo ghi chép của kinh Quán Vô Lượng Thọ, ngài cao 80 muôn ức na, da ngài màu vàng tử kim và thiên quang của Ngài có tới 500 hoa báu, mỗi hoa báu chứa 500 đài báu.

Theo Kinh A Lợi Đa La Đà La Ni A Lỗ Lực, cả Bồ Tát Đại Thế Chí và Quan Thế Âm Bồ Tát đều có thân hình vàng, hào quang trắng, tay trái cầm hoa sen, tay phải cầm phất trần. Tuy nhiên, thân hình của Bồ Tát Quan Thế Âm lớn hơn so với Bồ Tát Đại Thế Chí.

5. Ý nghĩa việc thờ phụng tượng Quan Âm Thế Chí

Theo Tịnh Độ Tông, bàn thờ Phật tại gia cần phải trang trí với hình tượng của Tây Phương Tam Thánh, bao gồm tượng Đại Thế Chí Bồ Tát, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tượng A Di Đà

Thờ tượng Quan Âm Thế Chí trong Tây Phương Tam Thánh
Thờ tượng Quan Âm Thế Chí trong Tây Phương Tam Thánh

Đại Thế Chí Bồ Tát đại diện cho trí tuệ thắp sáng muôn nơi. Thờ phụng tượng Quan Âm Thế Chí Bồ Tát trong nhà giúp gia chủ luôn sáng suốt trong mọi việc, tránh làm những điều sai trái. Đại Thế Chí Bồ Tát cũng hướng dẫn, hỗ trợ gia chủ đi đúng hướng, nỗ lực hết mình trên con đường đến giác ngộ và giải thoát.

Trên đây là chia sẻ của Đồ thờ Tâm Linh Sơn Đồng về Đại Thế Chí Bồ Tát. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn có thêm hiểu biết về nguồn gốc tên gọi cũng như ý nghĩa của việc thờ phụng Đại Thế Chí Bồ Tát.

5/5 (1 bầu chọn)