Bàn thờ ô xa
Bàn thờ ô xa là một nét đặc sắc trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật chạm khắc tinh xảo và lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Khác với các kiểu bàn thờ truyền thống, bàn thờ ô xa được thiết kế cầu kỳ hơn, với trọng tâm thiết kế và các họa tiết được khắc họa ở mặt trước.
Điểm đặc trưng của bàn thờ ô xa chính là các mặt của bàn thờ được thiết kế thành các ô và có không gian sâu bên trong mỗi ô được điêu khắc tỉ mỉ với họa tiết và hoa văn tinh tế, thường là các hình tượng linh vật như sư tử, rồng hoặc các bức tranh dân gian. Bốn chân của bàn thờ ô xa thường ít hoặc không chạm khắc họa tiết, tạo cảm giác vững chắc và trang trọng.
Ngoài ra, các họa tiết trên bàn thờ ô xa thường được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàng kim, không chỉ làm tăng thêm vẻ rực rỡ mà còn giúp bảo quản tốt hơn các chi tiết chạm khắc. Trong mỗi ô thường có một lớp kính để bảo quản các họa tiết chạm khắc bên trong, giúp giữ vẻ ngoài tinh xảo và bảo vệ chúng khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài.
Nguồn gốc của bàn thờ ô xa xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, nơi người Việt tin rằng ô xa có khả năng bảo vệ và mang lại phước lành cho gia đình. Sử dụng bàn thờ ô xa còn thể hiện lòng hiếu thảo và sự kính trọng đối với tổ tiên. Việc sử dụng bàn thờ ô xa không chỉ làm cho không gian thờ cúng thêm phần trang nghiêm mà còn là biểu tượng của sự tôn kính và tri ân sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên, thể hiện một cách tinh tế lòng thành kính và sự trang trọng trong nghi thức thờ cúng.
Bàn thờ chấp tải
Bàn thờ chấp tải đặc trưng bởi các họa tiết được chạm khắc tinh xảo, làm nên sự khác biệt so với các loại bàn thờ khác. Đặc điểm đặc trưng của bàn thờ này là toàn bộ ba phía được chia thành nhiều ô vuông và được chạm khắc nổi một bức họa, chẳng hạn như Tứ quý, Tứ linh, Tam Đa, Bát tiên, cá chép hóa rồng, hồng trĩ, mai điểu,...
Mỗi họa tiết trên bàn thờ chấp tải đều được chạm trổ tỉ mỉ, tinh tế đến từng chi tiết nhỏ nhất, không chỉ tôn lên vẻ đẹp trang nghiêm của bàn thờ mà còn thể hiện ý nghĩa phong thủy, mang lại sự an lành và phước lộc cho gia đình. Bàn thờ chấp tải không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, phản ánh văn hóa và tín ngưỡng sâu sắc của người Việt.
Án gian
Bàn án gian thường cao hơn bàn thờ thông thường, với thiết kế tinh xảo và nhiều hoa văn phức tạp, tinh tế cùng với các họa tiết tập trung tại đế thờ và phần viền có dạng như một tấm cửa võng thay vì trạm khắc trực tiếp trên bốn chân. Bàn án gian thường được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc, mang lại vẻ đẹp trang trọng, tạo nên không gian thờ cúng linh thiêng và trang nghiêm.
Điểm nhấn đặc biệt của bàn án gian là biểu tượng đầu rồng được đặt ở giữa hai chân bàn phía trước, biểu thị sự linh thiêng và trang nghiêm. Các hoa văn trang trí thường bao gồm đầu rồng, tứ linh (long, lân, quy, phụng),hoa đào và hoa mai được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế.
Bàn án gian là nơi để thể hệ sau tưởng nhớ về cha ông đi trước, đồng thời cũng góp phần duy trì và phát huy giá trị văn hóa và tâm linh của người Việt Nam, gắn kết các thế hệ qua việc tưởng nhớ và tôn kính cội nguồn.
Sập thờ
Sập thờ là một trong những loại bàn thờ truyền thống của người Việt, có chiều cao thấp nhất trong những loại kể trên. Đặc điểm nổi bật của sập thờ là bốn chân trụ lớn, vững chãi, thường được chạm khắc các linh vật hoặc họa tiết mang ý nghĩa tâm linh và truyền thống dân gian một cách tinh xảo. Chân sập thờ thường có đường kính lớn, dao động từ 18 đến 25cm, tạo cảm giác bề thế và chắc chắn.
Sập thờ được thiết kế với kiểu dáng mềm mại nhưng đầy tính uy nghi. Thường được làm từ các loại gỗ quý như gỗ hương, gỗ gụ hoặc vàng táu, sập thờ mang lại vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng. Bề mặt sập thường được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc để làm nổi bật màu sắc và hoa văn chạm khắc, tạo nên một không gian thờ cúng trang nghiêm và linh thiêng.
Trong không gian thờ lớn, sập thờ thường đi kèm với một bàn thờ nhỏ hơn gọi là bàn cúng cơm. Hoa văn và họa tiết trên sập thờ rất đa dạng, phổ biến nhất là sập thờ tứ linh (long, lân, quy, phượng),tượng trưng cho quyền uy và sự mạnh mẽ, mang ý nghĩa tâm linh về sự bảo hộ và ban phước lành cho gia chủ. Ngoài ra còn có sập thờ chạm mai điểu và sập thờ chạm hoa sen cũng có ý nghĩa về sự may mắn và điềm lành, được nhiều gia chủ lựa chọn.
Không chỉ là nơi thờ cúng, sập thờ còn thể hiện mong muốn của con người về sự hạnh phúc, thành công, may mắn và trường thọ. Sập thờ được coi là đồ thờ tâm linh linh thiêng, biểu hiện cho sự tôn sùng thần thánh và sự kính trọng to lớn đối với tổ tiên. Qua đó, sập thờ đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và truyền tải các giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc của người Việt Nam.