Tại sao nên thờ Phật tại nhà?
Phật giáo là một trong những tín ngưỡng phổ biến nhất tại Việt Nam và do đó, việc thờ cúng tượng Phật tại nhà cũng là một nét văn hóa rất được ưa chuộng. Phổ biến nhất là thờ tượng A Di Đà, tượng Quan Âm hoặc một số vị thần như Thần Tài, các vị này đều đại diện cho điềm lành, sự may mắn, hạnh phúc và bình an.
Việc thỉnh và thờ Phật tại gia chính là cách để người dân thể hiện lòng tôn kính, sự biết ơn với tổ tiên và các vị thần linh, đồng thời thể hiện cho mong ước về cuộc sống yên bình, an khang, thịnh vượng. Việc thờ phụng tượng Phật cũng là cách để rèn luyện lòng tin và tính kiên nhẫn trong mọi công việc.
Thờ tượng Phật tại nhà cũng là một cách để tạo không gian sống bình yên, thanh tịnh cho gia đình, khiến ngôi nhà trở thành nơi để các thành viên giảm bớt căng thẳng, thư giãn và tịnh tâm sau những khoảng thời gian làm việc trong ngày.
Ngoài các lợi ích về mặt tinh thần, tượng Phật cũng có thể là một phần của trang trí nội thất. Các bức tượng Phật Sơn Đồng bằng gỗ với màu sắc thuộc gam màu ấm, từ vàng, đỏ trầm đến màu nâu, nâu ngả đen,... giúp mang lại cảm giác yên bình, linh thiêng và tinh tế cho không gian trong nhà. Ngoài ra, một số loại gỗ, chẳng hạn như gỗ trầm hương, còn mang theo mùi hương đặc biệt, tốt cho sức khỏe và tạo cảm giác thoải mái cho không gian trong nhà.
Tượng Phật chế tác tại làng nghề Sơn Đồng chính là những bức tượng chất lượng tốt, có thể đảm bảo cả tính thẩm mỹ và tâm linh theo mong muốn của gia chủ.
Chọn tượng Phật phù hợp với mong muốn của gia chủ
Mỗi bức tượng Phật lại mang một ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn như tượng Phật Di Lặc đại diện cho niềm vui, tài khí và hạnh phúc; tượng A Di Đà thiền trên đài sen đem lại cảm giác về sự bình tĩnh, trấn định; tượng Phật Bà Quan Âm mang lại sự bình an, hòa thuận;...
Việc lựa chọn vị Phật để thỉnh về thờ thường sẽ phụ thuộc vào nhân duyên và mong muốn của gia chủ. Việc chọn vị Phật không thể được làm tùy tiện mà nên có sự tham khảo và hỏi ý kiến từ các sư thầy để tránh phạm vào những điều cấm kỵ.
Chất liệu chế tác tượng cũng là một yếu tố mà gia chủ nên cân nhắc. Gia chủ không nên sử dụng chất liệu đã qua sử dụng để chế tác tượng hoặc bàn thờ tượng. Tượng Phật có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng tượng Phật Sơn Đồng nổi tiếng với chất liệu gỗ. Đây là chất liệu có độ bền cao, dễ chế tác, giá cả hợp lý, trong đó nổi bật nhất là gỗ mít.
Gỗ mít có độ mềm nên dễ đục đẽo, bề mặt bám sơn, có độ bền tốt và giá cả phải chăng, do đó đây là lựa chọn được nhiều gia chủ lựa chọn khi chế tác tượng gỗ đẹp và chất lượng. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể lựa chọn một số loại gỗ khác như gỗ hương, gỗ gụ, gỗ vàng tâm,... Mỗi loại gỗ lại có những ưu điểm riêng biệt, gia chủ có thể lựa chọn tùy thuộc vào mong muốn của mình.
Khi lựa chọn hoặc đặt chế tác tượng Phật Sơn Đồng, bạn nên lưu ý đến những chi tiết của tượng như khuôn mặt cần cân đối, biểu cảm trầm tĩnh hoặc vui tươi tùy vào vị Phật mà gia chủ muốn thỉnh, đảm bảo bức tượng toát lên vẻ từ bi, trang nghiêm và điềm tĩnh. Màu sắc và kích thước của tượng cũng cần phù hợp và hài hòa với không gian đặt tượng.
Gia chủ cũng cần đặc biệt lưu ý kiểm tra tượng thật kỹ trước khi thỉnh về nhà, tránh chọn những bức tượng bị sứt, mẻ, lỗi, không nguyên vẹn. Để tránh nguy cơ trên, bạn nên lựa chọn các đơn vị chế tác đồ thờ tâm linh, tượng Phật Sơn Đồng uy tín và đảm bảo về chất lượng.
Những lưu ý trước, trong và sau khi thỉnh tượng
Trước khi thỉnh tượng
Chọn tượng Phật Sơn Đồng một cách cẩn thận và tỉ mỉ
Như đã nêu ở trên, gia chủ nên chọn tượng Phật Sơn Đồng từ các đơn vị chế tác uy tín, đảm bảo thiết kế tượng đúng với các yếu tố tâm linh, tượng được thiết kế có tính thẩm mỹ và có chất lượng tốt, đảm bảo tính nguyên vẹn. Tránh chọn phải mẫu tượng có thiết kế không đúng với hình tượng của vị Phật gia chủ muốn thỉnh về.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên tham khảo ý kiến của các sư thầy hoặc người có kiến thức và am hiểu về Phật Giáo để chọn được mẫu tượng có thiết kế phù hợp, hài hòa với phong thủy và mong muốn của gia chủ.
Làm lễ Khai Quang
Với gia đình thỉnh tượng về để thờ phụng, gia chủ nên làm lễ Khai Quang để thể hiện lòng thành kính và chào đón đức phật, cầu mong những điều may mắn, an lành, đồng thời đây cũng là một phong tục dân gian theo quan điểm “nhập gia tùy tục”.
Chọn ngày, giờ đẹp để thỉnh tượng
Để chọn được ngày giờ đẹp và hợp mệnh với gia chủ, bạn nên hỏi ý kiến của các sư thầy và nhờ chọn ngày giờ thỉnh tượng để mang lại điềm lành cho gia đình. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể tìm đến các thầy cúng có tiếng để xem ngày giờ phù hợp để thỉnh tượng.
Gia chủ có thể chọn theo các ngày thập trai, phổ biến nhất là các ngày 08, 14, 30 âm lịch. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể thỉnh tượng Phật về nhà vào các ngày mùng 1 và ngày rằm.
Chuẩn bị bàn thờ an vị tượng Phật
Bàn thờ an vị Phật cần được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Gia chủ cần đặt bát hương ở chính giữa, chuẩn bị đèn thờ, hoa quả, nước trong,... để tiến hành thờ cúng và an vị tượng Phật ngay khi tượng được thỉnh về đến nhà.
Trong quá trình thỉnh tượng
Trong quá trình thỉnh tượng từ nơi chế tác về nhà, gia chủ phải đi thẳng một mạch, không được ghé qua những nơi khác rồi mới về nhà. Khi về đến nhà, gia chủ cũng phải lập tức đặt tượng lên bàn thờ, không để tạm lên bàn hoặc ghế
Khi đặt tượng lên bàn thờ, gia chủ cần đặt ở không gian yên tĩnh, vị trí cao (nếu nhà có nhiều tầng thì đặt tượng ở tầng cao nhất),đảm bảo tính cố định, mặt tượng hướng thẳng về phía trước bàn thờ và hướng về nơi có không gian sáng sủa, thoáng đãng, tránh những khu vực tối tăm, ẩm thấp.
Sau khi đã thỉnh và an vị tượng
Sau khi đã thỉnh và an vị tượng Phật xong, gia chủ cần quét dọn sạch sẽ và dọn chân hương, hoa quả héo thường xuyên trên bàn thờ Phật. Trong quá trình lau dọn, gia chủ nên sử dụng một chiếc khăn mới và lau lần lượt từ trên xuống dưới.
Gia chủ cũng không nên xức các loại nước thơm lên tượng hoặc không gian thờ tượng để tránh phạm đến các vị thần phật.
Bên cạnh đó, khi đã thỉnh tượng Phật về nhà, gia chủ nên thành tâm, giữ tâm ý trong sạch, giữ gìn ngũ giới và nên ăn chay vào các ngày mùng 1, ngày rằm,... để thấm nhuần tư tưởng của đạo Phật.
Những lưu ý trong quá trình thờ tượng
Nếu trong nhà có thờ nhiều hơn một bức tượng Phật thì gia chủ nên đặt các bức tượng ở vị trí ngang hàng nhau, tránh đặt bức cao bức thấp, bức lớn bức nhỏ, đồng thời số tượng nên là số lẻ, nhiều nhất là 3 vị, không nên thỉnh quá nhiều tượng Phật về nhà.
Không nên đặt tượng vào trong tủ kín hoặc các không gian riêng tư như phòng ngủ, phòng tắm vì đây được coi là một hành động thể hiện sự bất kính, thiếu tôn trọng đến các vị thần phật.
Khi muốn tụng kinh trước tượng Phật, gia chủ nên rửa tay và súc miệng sạch sẽ trước khi thắp hương tụng niệm, cần giữ tâm trí an tĩnh và thành kính trong quá trình thắp hương và tụng kinh.
Khoảng thời gian phù hợp nhất để tụng kinh trước tượng Phật là vào sáng sớm hoặc buổi tối vì đây là khoảng thời gian con người dễ tịnh tâm và có tâm lý thoải mái nhất để có thể tập trung tu tập. Niệm kinh buổi sáng sẽ giúp con người có tâm lý thoải mái và thư giãn để bắt đầu thực hiện các công việc trong ngày, trong khi tụng kinh buổi tối sẽ giúp gia chủ có giấc ngủ ngon hơn.
Nếu gia chủ không thể tụng kinh vào 2 thời điểm này thì có thể chọn một khoảng thời gian khác phù hợp hơn, tuy nhiên không nên có tâm lý tranh thủ vì khi đó, gia chủ sẽ khó tập trung hơn và thiếu lòng thành kính.
Đồ thờ cúng trên bàn thờ tượng Phật ít nhất cần có bát hương, chén nước và lọ hoa. Ngoài ra, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mà gia chủ còn có thể đặt thêm đèn thờ, chóe thờ, ấm chén thờ, ống hương,... trên bàn thờ, không gian thờ có thể thêm đôi câu đối hoặc cửa võng để tăng thêm tính trang trọng. Nếu gia chủ có điều kiện thì mỗi đồ cúng đặt trên bàn thờ tượng Phật nên đặt một đôi (trừ bát hương) để làm tăng tính thẩm mỹ và độ trang trọng cho không gian thờ.
Lễ vật cúng bàn thờ Phật như đồ ăn chay, hoa quả, trà nước,... cần được thay mới thường xuyên. Lễ vật cúng không được bỏ đi ngay mà nên để gia đình gia chủ thụ lộc, trừ trường hợp đồ cúng đã bị hỏng.
Trong quá trình thờ cúng, gia chủ nên dọn bàn thờ tượng Phật thường xuyên, tránh để tàn hương hoặc bụi bẩn bám lên tượng và các đồ thờ cúng khác. Dụng cụ dùng để lau dọn như khăn, chậu,... nên dùng đồ mới, không nên dùng đồ cũ để tránh bất kính. Lễ vật cúng cũng nên được kiểm tra và thay định kỳ để gia chủ có thể thụ lộc và tránh để đồ hỏng trên bàn thờ.
Khi tượng Phật bị hư hỏng, gia chủ cần phải sửa chữa lại bức tượng đó càng sớm càng tốt. Việc này không chỉ có ý nghĩa lưu giữ và bảo tồn về mặt vật lý của tượng mà còn để duy trì sự linh thiêng và thể hiện lòng tôn kính của gia chủ.
Nếu tượng Phật đã quá cũ và không thể sửa chữa được nữa, gia chủ không nên vứt bỏ ngay mà thay vào đó cần đem tượng Phật cũ đến một nơi linh thiêng như đình, chùa và thực hiện đốt cùng với tiền vàng (thường nên đốt vào các ngày 1, 3, 5, 7, 9) rồi sau đó mua tượng Phật Sơn Đồng mới để thay thế.