-

Chế tác câu đối trên thờ Tam Bảo

Câu đối trên thờ Tam Bảo không thể thiếu trong các bàn thờ ở đền chùa. Không phải cứ sản xuất là cho ra sản phẩm hoàn thiện mà đó là cả tuyệt tác của người nghệ nhân. Sản phẩm được chế tác theo yêu cầu đặc thù của mỗi khách hàng.

Tư vấn bán hàng
0914835556
Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển phạm vi lên tới 30km

Cam kết chất lượng

Sản xuất bởi các nghệ nhân và đội ngũ thợ tay nghề cao

5/5 (1 bầu chọn)

Tam bảo được hiểu là gì?

Tam bảo theo nghĩa Hán Việt chính là “ba ngôi báu”, là 3 cơ sở chính của Phật giáo:

  • Phật 
  • Pháp 
  • Tăng

Nghĩa là bậc giác ngộ, giáo pháp của những bậc giác ngộ cùng với những người bạn đồng học. Bậc dự lưu nghĩa là người có niềm tin kiên cố ở Tam bảo. Người Phật tử là những người biểu lộ sự tin tưởng Phật pháp bằng cách quy y Tam bảo.

hoanh-phi-cau-doi-tam-bao.jpg (1.02 MB)

Tam bảo còn được hiểu rộng hơn theo truyền thống Đại thừa. Trong những buổi giảng về Thiền, đặc biệt là sau những chương trình tiếp tâm, quán công an, những thiền sinh được hướng dẫn vào lối nhìn Tam bảo của Đại thừa. Theo cách nhìn này thì có thể phân ý nghĩa Tam bảo 3 tầng cấp:

Nhất thế tam bảo

Còn có tên gọi khác là Đồng thể tham bảo, bao gồm:

  • Đại Nhật Phật là hiện thân của Pháp thân, vị này tượng trưng cho sự bình đẳng vô vi, sự thông suốt của tính không và Phật tính của vạn vật.
  • Pháp được hiểu là luân lý của vũ trụ và tất cả những pháp hiện hữu đều do nhân duyên mà sinh ra và phụ thuộc vào nhau.
  • Sự xuyên suốt ở 2 điều trên và từ đó sẽ phát sinh ra một sự thật, sự thật này chỉ có bậc giác ngộ mới có thể chứng thực được.

hoanh-phi-cau-doi-tam-bao-17.jpg (197 KB)

Hiện tiền tam bảo

Còn có tên gọi khác là Biệt thể tam bảo:

  • Phật Thích ca Mâu ni là người sáng lập Phật giáo thông qua sự giác ngộ của chính mình và là người đầu tiên thực hiện được nhất thể tam bảo.
  • Pháp ở đây được hiểu theo nghĩa là giáo lý của Phật và được Phật thuyết giảng.
  • Những vị đệ tử của Phật.

hoanh-phi-cau-doi-tam-bao-16.jpg (391 KB)

Trụ trì tam bảo

Trụ trì tam bảo bao gồm

Những bức tranh, tượng của Phật được truyền lại đến hôm nay.

Những lời dạy của chư vị Phật trong những cuốn kinh sách.

Chư Phật tử ngày nay là những người đang tu học và thực hiện Chánh pháp.

hoanh-phi-cau-doi-tam-bao-15.jpg (279 KB)

5 câu đối trên tam bảo cực hay

1. Triệu nhân nhật dụng hữu thành, hiếu tư duy tắc

Thế đức khắc xương quyết hậu, phúc lý vĩnh tuy.

2. Tổ tông công đức còn thơm dấu

Cháu thảo con hiền sáng mãi gương

3. Tổ đường bách thế hương hoa tại

Duệ tộc thiên thu phúc lộc trường

4. Thân tộc lạc quan hi thế hóa

Đôn luân như kiến nghĩa môn phong

5. Tông tổ thiên thu trường tự điển

Nhi tôn vạn cổ thiệu như hương

hoanh-phi-cau-doi-tam-bao-14.jpg (231 KB)

Ý nghĩa cuốn thư câu đối bàn thờ trên tam bảo

Ý nghĩa trong việc thờ cúng

Treo cuốn thư câu đối trên bàn thờ là nét đẹp truyền thống từ thời xa xưa đến nay, điều này thể hiện sự chuẩn mực, gia phong của một gia đình.

Trên bề mặt tấm cuốn thư được khắc những dòng chữ Hán hoặc là chữ Quốc Ngữ mang những ý nghĩa khác nhau thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên. Những dòng chữ thường thấy như: Phúc Mãn Đường, Phúc Lộc Thọ,...

Cấu tạo cuốn thư thường có 3 hoặc 4 chữ Hán ở giữa, một bên là cây bút tượng trưng cho tri thức, một bên là thanh gươm biểu tượng cho sự bảo vệ, che chở. Xung quanh là những họa tiết tượng trưng cho vương quyền và thần quyền.

Tiếp đến là 2 câu đối với những dòng chữ Hán Việt mang nhiều ý nghĩa.

Thể hiện lòng hiếu kính, luôn nhớ về cội nguồn tổ tiên.

Ghi nhớ những lời răn dạy của ông bà tổ tiên về những giá trị đạo đức truyền thống. Mong cho con cháu biết lấy hai chữ “phúc đức” là lẽ sống, biết hướng thiện để cuộc sống được an yên.

Còn ý nghĩa khác đó là mong cho gia tộc luôn hưng thịnh, đất nước được thịnh vượng, thái bình.

hoanh-phi-cau-doi-tam-bao-13.jpg (204 KB)

Ý nghĩa phong thủy

Bộ câu đối trong phong thủy còn có ý nghĩa là đại diện cho sự may mắn, mong cho cầu được ước thấy, mọi chuyện đều suôn sẻ và thuận lợi.

Còn có ý nghĩa khác là trấn hưng phong thủy, cầu cho những thành viên trong gia đình được bình an, khỏe mạnh và nhiều tài lộc phú quý.

Đây còn được xem là tấm lá chắn che chở cho gia đình, gặp mọi điều lành. Vật phẩm thờ này còn đại diện cho sự chuẩn mực và cân đối, giúp cho không gian tâm linh thêm phần trang trọng, uy nghiêm và đúng chuẩn phong thủy từ đó giúp xua đuổi những tà khí và trấn hưng vận mệnh của gia chủ.

hoanh-phi-cau-doi-tam-bao-12.jpg (512 KB)

Kích thước câu đối

Kích thước câu đối khác nhau phụ thuộc vào mỗi không gian thờ cúng. Tuy nhiên dù ở kích thước nào thì cũng phải có theo quy tắc là đúng phong thủy, theo hầu hết người dân thường dùng Lỗ Ban để làm tiêu chuẩn lựa chọn kích thước phù hợp.

Dùng cho bàn thờ gia tiên: Những kích thước cơ bản của câu đối là 197 x 28, 227 x 31 (câu đối phẳng)

Dùng cho Điện hoặc miếu phủ: Các kích thước tiêu chuẩn của câu đối phẳng là 253 x 31 hoặc 69 x 31

Dùng cho Đình hoặc chùa có không gian lớn có những kích thước tiêu chuẩn dành cho câu đối phẳng là 400 x 34 và 500 x 36

Tất cả câu đối lòng máng, kích thước đều phụ thuộc vào đường kính của cột.

hoanh-phi-cau-doi-tam-bao-11.jpg (567 KB)

Những quy cách chế tác và hoàn thiện 

Có hai phương pháp chính để tạo nên câu đối gỗ:

Chạm tay thủ công

Được làm một cách kỳ công và tỉ mỉ, những họa tiết hoa văn được thể hiện một cách mềm mại và uyển chuyển, tất cả các công đoạn đều làm bằng tay. Thời gian hoàn thành từ 20 - 30 ngày, đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề giỏi và có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời phải có tâm với nghề và làm đúng đủ những công đoạn, do đó giá thành rất cao.

hoanh-phi-cau-doi-tam-bao-10.jpg (869 KB)

Chạm bằng máy

Những loại này thường rẻ tiền hơn, sử dụng những loại gỗ không đạt tiêu chuẩn hoặc là ghép nhiều tấm gỗ lẻ cho 1 sản phẩm. Những sản phẩm có nhiều sai sót và không mấy trau chuốt. 

Bài viết trên đã tổng hợp chế tác câu đối trên thờ Tam Bảo. Hy vọng những thông tin trên cung cấp nhiều kiến thức cho bạn đọc.