Những yếu tố cần biết khi trùng tu đền thờ

Khi trùng tu đền thờ, chủ đầu tư cần cân nhắc đến giá trị lịch sử và văn hóa, các vấn đề pháp lý, ngân sách cho dự án, các yếu tố liên quan đến vật liệu, kỹ thuật và sau trùng tu.

Lịch sử và ý nghĩa văn hóa

Hiểu biết về lịch sử và ý nghĩa văn hóa của đền thờ đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên kế hoạch và tiến hành trùng tu đền thờ, giúp đơn vị thực hiện trùng tu có những đánh giá và phương án sửa chữa hợp lý, bảo tồn được những giá trị của đền thờ. 

Việc tìm hiểu về lịch sử của đền thờ thường bao gồm các giai đoạn quan trọng, biến cố lịch sử và sự phát triển của di tích qua thời gian. Điều này mang lại thông tin hữu ích để đơn vị thực hiện trùng tu và thiết kế đền thờ có phương hướng giúp bảo vệ và khôi phục những đặc trưng lịch sử quan trọng trong quá trình trùng tu. 

Cần tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hoá của nơi trùng tu
Cần tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hoá của nơi trùng tu

Ý nghĩa văn hóa của đền thờ thường liên quan chặt chẽ đến truyền thống tâm linh hoặc giá trị nghệ thuật kiến trúc. Đây cũng có thể là nơi thực hiện các nghi thức tôn giáo, lễ hội văn hóa hoặc là khu vực linh thiêng dành cho người dân để tìm kiếm sự bình an và tịnh tâm. Trong quá trình trùng tu, việc bảo tồn và tái tạo các yếu tố này là cần thiết nhất để duy trì sự toàn vẹn của đền thờ và giữ gìn những giá trị tâm linh và văn hóa của nó.

Phân tích thiết kế

Bước này nhằm xác định phạm vi và quy mô trùng tu để đưa ra bản vẽ thiết kế đền thờ cho quá trình trùng tu, bao gồm các đầu mục khu vực hoặc bộ phận của đền thờ cần trùng tu (chẳng hạn như phần bên ngoài đền, bộ đồ thờ tâm linh, hệ thống tượng, hoành phi câu đối, bát hương,...),dự kiến sau trùng tu và chi tiết thiết kế đền thờ xuyên suốt quá trình trùng tu. 

Bước này yêu cầu chủ đầu tư và người thiết kế phải có hiểu biết về kiến trúc và giá trị lịch sử của đền thờ và khu vực trùng tu. Thông qua việc phân tích lịch sử kiến trúc, các chi tiết nghệ thuật và cấu trúc cơ bản, chủ đầu tư có thể đưa ra các hạng mục trùng tu phù hợp, từ đó khoanh vùng được phạm vi trùng tu và lên kế hoạch thực hiện sao cho đảm bảo hiệu quả trùng tu tốt nhất, đồng thời tránh ảnh hưởng đến các di sản khác ở gần phạm vi trùng tu.

Bản thiết kế cũng cần tập trung làm nổi bật và bảo toàn các đặc trưng độc đáo của đền thờ thông qua việc chọn lựa vật liệu phù hợp với kiến trúc ban đầu và kỹ thuật xây dựng phù hợp với loại chất liệu và đặc điểm của khu vực trùng tu.

Trong quá trình này, chủ đầu tư cần hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia kiến trúc, nhà nghiên cứu lịch sử và các bên liên quan để đảm bảo quá trình phân tích thiết kế đạt được mục tiêu của quá trình trùng tu một cách toàn diện. 

Đưa ra phương án trùng tu cẩn thận và kỹ lưỡng
Đưa ra phương án trùng tu cẩn thận và kỹ lưỡng

Pháp lý và giấy phép

Theo pháp luật quy định (khoản 15 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009):

- Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: 

  • Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích 
  • Lập quy hoạch dự án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. 
  • Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  • Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích. 

- Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức.

Các bước thực hiện khi xin cấp phép trùng tu đền thờ nói riêng và di tích nói chung:

  1. Chủ đầu tư cần trình kế hoạch dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích để các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
  2. Chủ đầu tư dự án lập thiết kế bản vẽ thi công sau khi dự án tu bổ di tích được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 
  3. Sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bản vẽ, chủ đầu tư tiến hành xin Giấy phép để tiến hành thực hiện trùng tu, hồ sơ xin Giấy phép thực hiện gồm:
    • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
    • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
    • Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
    • Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Ngân sách

Chủ đầu tư cần chuẩn bị lượng ngân sách phù hợp với các hạng mục trùng tu và thiết kế đền thờ. Có kế hoạch phân bổ ngân sách chặt chẽ giúp đảm bảo rằng mọi chi phí được dự đoán và kiểm soát tốt, tránh những rủi ro về tài chính. Ngoài ra, việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý cũng giúp đảm bảo rằng công việc trùng tu được thực hiện đúng cách, thuận lợi và có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Vật liệu và kỹ thuật

Khi chọn vật liệu cho trùng tu đền thờ, chủ đầu tư cần lựa chọn loại vật liệu phù hợp với nguyên vật liệu ban đầu của bộ phần cần trùng tu của đền thờ, chẳng hạn như gỗ, bê tông, đất sét, đồng, vàng bạc,... để đảm bảo tính đồng đều và sự đồng nhất trong cấu trúc. 

Lựa chọn vật liệu và kỹ thuật trùng tu có tính toán
Lựa chọn vật liệu và kỹ thuật trùng tu có tính toán

Kỹ thuật thi công bao gồm phương pháp truyền thống hoặc áp dụng máy móc và kỹ thuật hiện đại. Chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong hai hoặc kết hợp hai kỹ thuật trên để đảm bảo hiệu quả trùng tu tốt nhất, đồng thời giữ lại đặc trưng của công trình và đảm bảo tính bền vững, ổn định của đền thờ trong thời gian dài.

Để lựa chọn được chính xác loại vật liệu và kỹ thuật phù hợp, chủ đầu tư nên tham khảo ý kiến và tư vấn của các đơn vị trùng tu có nhiều kinh nghiệm. Riêng với vật liệu gỗ, chủ đầu từ có thể tìm đến các nghệ nhân tại làng nghề Sơn Đồng, họ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết về các sản phẩm thờ chế tác từ gỗ.

Theo dõi và bảo dưỡng

Công đoạn theo dõi và bảo dưỡng sau khi trùng tu cũng cần được lên kế hoạch cẩn thận. Chủ đầu tư cần hợp tác với đơn vị chuyên thiết kế, trùng tu đền thờ và nội thất đình chùa, thường xuyên kiểm tra không chỉ khu vực được trùng tu mà còn cả các khu vực khác của đền thờ để phát hiện hỏng hóc và tiến hành sửa chữa kịp thời.

 

Nguồn tham khảo: thuvienphapluat.vnnhandan.vn

5/5 (1 bầu chọn)