Ý nghĩa tượng Quan Âm Thế Chí trong văn hóa tâm linh
Trong kỷ Vô Lượng Đức Tựu An Lạc, Đức Phật có hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ, người phù hộ và độ hóa chúng sinh trong nhân gian. Khi đó, vị vua có hiệu Oai Đức, được nhân dân gọi là Pháp Vương vì ông cai quản đất nước bằng sự công bằng và lòng nhân từ.
Vua Oai Đức rất tôn kính Đức Phật và một ngày nọ, ông thấy hai bông sen mọc lên bên cạnh khi đang ngồi thiền định, mỗi bông nở ra một đồng tử. Nhà vua liền mời hai đồng tử đến cùng lắng nghe pháp của Đức Phật. Hai đồng tử đó sau này chính là Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, vua Oai Đức cũng chính là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong đó, Bồ Tát Đại Thế Chí đại diện cho tinh thần của Đại Trí và Quan Thế Âm Bồ Tát đại diện cho tinh thần Đại Bi.
Theo lời dạy của Đức Phật, con người cần phải vượt qua được những phiền não để thoát khỏi chuỗi luân hồi và đạt đến tịnh độ.
Quan Âm Thế Chí còn được biết đến với các danh xưng như Vô Biên Quang Bồ Tát, Linh Cát Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát hoặc Đại Tinh Tấn Bồ Tát, thường được gọi tắt là Thế Chí. Ngài là vị Bồ Tát có lòng từ bi rộng lớn và hạnh nguyện đại hùng, luôn hết lòng giúp đỡ và dẫn dắt chúng sinh hướng đến sự giải thoát và cuộc sống hạnh phúc.
Tượng Đại Thế Chí thường được chế tác có vầng hào quang sáng ngời, đại diện cho ánh sáng trí tuệ, chiếu sáng nhân gian để chúng sinh phân biệt được những điều tích cực và điều tiêu cực trong bản thân mình và cuộc sống. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, Quan Âm Thế Chí là vị Bồ Tát sử dụng ánh sáng trí tuệ để soi sáng khắp các phương trời, xóa bỏ sự ngu muội, dẫn lối chúng sinh thoát khỏi ba đường ác và trao cho họ năng lực vô thượng, từ đó tiến đến cõi Tịnh Độ.
Một trong những ý nghĩa quan trọng và sâu xa của việc thờ tượng Quan Âm Thế Chí là hướng con người đến những phẩm chất và tư tưởng tốt đẹp, hướng thiện và loại bỏ những chấp niệm xấu xa, những nỗi phiền muộn. Đồng thời, thờ tượng Quan Âm Thế Chí tại nhà cũng là để nhắc nhở con người luôn cần nâng cao trí tuệ, luôn bình tĩnh và sáng suốt khi nhìn nhận vấn đề, tránh xa tà niệm và lòng tham.
Lưu ý trong thờ cúng tượng Quan Âm Thế Chí
Một số điều gia chủ cần lưu ý khi thờ tượng Quan Âm Thế Chí để đảm tính linh thiêng, mang lại điều lành và tránh mạo phạm:
- Cần đặt bàn thờ sao cho tượng Quan Âm Thế Chí hướng ra ngoài cửa chính của ngôi nhà để mang lại sự bình an cho gia đình và giúp linh hồn đã khuất được an ủi và siêu thoát. Tránh đặt tượng Quan Âm Thế Chí gần nhà bếp, nhà vệ sinh hoặc những nơi có nhiều uế khí để tránh ảnh hưởng đến không gian linh thiêng của ban thờ.
- Tránh việc thờ cúng Quan Âm Thế Chí cùng với các vị thần thánh khác để không phạm vào các điều cấm kỵ và bày tỏ sự tôn trọng đối với mỗi vị thần phật.
- Trong trường hợp thờ tượng Quan Âm Thế Chí cùng với Tam Thánh, cần chú ý đến việc sắp xếp vị trí và thứ bậc của các vị. Gia chủ cần đặt tượng Quan Âm Bồ Tát và tượng Quan Âm Thế Chí hai bên và tượng Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm.
- Ban thờ cần được đặt ở vị trí cao nhất trong không gian gia đình và đỉnh của tượng Quan Âm Thế Chí phải cao hơn đỉnh đầu của gia chủ để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần phật.
- Khi dâng lễ, gia chủ cần đặt hoa quả trên đĩa đựng riêng, hoa quả phải hái hoặc mua mới, không được sử dụng lại để thờ tượng để đảm bảo tính linh thiêng và tôn trọng trong việc thờ cúng, đảm bảo sự trang nghiêm và thuần khiết trong lễ nghi trước các vị thần phật.
- Trong trường hợp gia chủ thờ tượng Quan Âm Thế Chí cùng với ban thờ gia tiên, gia chủ nên đặt tượng Quan Âm Thế Chí ở vị trí cao hơn để phân rõ thứ bậc do linh hồn của người thân đã khuất cũng vẫn sẽ chịu sự cai quản của các vị thần phật, cần các Ngài mở đường chỉ lối, dẫn dắt để đi vào vòng luân hồi.
- Cần thường xuyên quét dọn ban thờ và tránh để tượng Quan Âm Thế Chí bị phủ bụi. Thường xuyên thay mới đồ cúng và không để đồ hỏng ở trên bàn thờ để giữ cho không gian thờ cúng và đồ thờ tâm linh luôn sạch sẽ và đảm bảo sự uy nghiêm.
- Thường xuyên kiểm tra tượng Quan Âm Thế Chí để phát hiện hỏng hóc, nứt vỡ và có phương án xử lý kịp thời. Đây cũng là cách con người thể hiện sự quan tâm và sự trân trọng đối với vị thần.