-

Chế tác Động thờ Ngũ Hổ bởi nghệ nhân Sơn Đồng

Trong tín ngưỡng của người Việt, hổ là con vật linh thiêng, chúa tể của sơn lâm mang sức mạnh và quyền uy lớn lao. Vì thế mà hổ được tôn thờ, sùng bái, trở thành nhân vân được tạc tượng thờ cúng ở nhiều nơi như đền, phủ, điện hay không gian thờ tại gia. Động thờ Ngũ Hổ tượng trưng cho 5 vị thần Hổ trấn giữ các phương được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ nhân Sơn Đồng.


Tư vấn bán hàng
0914835556
Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển phạm vi lên tới 30km

Cam kết chất lượng

Sản xuất bởi các nghệ nhân và đội ngũ thợ tay nghề cao

5/5 (1 bầu chọn)

Sự tích về Động thờ Ngũ Hổ

Sự tích về 5 vị thần Hổ xuất hiện từ lâu đời và được dân gian lưu truyền đến ngày nay. Năm vị có sức mạnh và quyền uy lớn, là vị vua chúa cai quản rừng núi. Trong đó mỗi vị trấn giữ một phương, vị Hoàng Hổ có sức mạnh lớn nhất nằm ở giữa trung tâm.

Ngũ Hổ Thần Quan gồm năm vị Thần Hổ có năm màu sắc khác nhau, danh xưng lần lượt là Đông Phương - Nam Phương - Trung Ương - Tây Phương - Bắc Phương. Người ta tin rằng, các vị thần Hổ có khả năng diệt trừ tà ma, trấn giữ các phương nên thường đặt làm canh cửa ở các ngôi đền hoặc thờ phụng trong miếu, đền, tại gia.

dong-ngu-ho-tuong-tho-ngu-ho-5.jpg (210 KB)

Năm vị Thần Hổ trấn giữ ngũ phương theo quy luật Ngũ Hành như sau:

  • Hình tượng hổ xanh - danh xưng Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hồ Thần Quan: Trấn giữ phương Đông (còn gọi là Mộc khu).
  • Hình tượng hổ đỏ - danh xưng Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Xích Hổ Thần Vương: Trấn giữ phương Nam (còn gọi là Hỏa khu).
  • Hình tượng hổ vàng - danh xưng Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan: Trấn giữ trung tâm (còn gọi là Địa khu).
  • Hình tượng hổ đen - danh xưng Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Hắc Hổ Thần Quan: Trấn giữ phương Bắc (còn gọi là Thủy khu).
  • Hình tượng hổ trắng - danh xưng Tây Phương Canh Thân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan: Trấn giữ phương Tây (còn gọi là Kim khu).

dong-ngu-ho-tuong-tho-ngu-ho-4.jpg (232 KB)

Ý nghĩa của việc thờ Đồng thờ Ngũ Hổ trong phong tục người Việt

Động thờ Ngũ Hổ là vật thờ xuất hiện trong những không gian thờ cúng theo tín ngưỡng thờ mẫu Tam, Tứ Phủ trong đạo Mẫu. Thờ cúng Động thờ Ngũ Hổ cũng như các vị Thánh của Tam, Tứ Phủ là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của người Việt, hướng đến cầu mong cuộc sống hiện tại và tương lai ấm no, dồi dào sức khỏe, nhiều may mắn và tài lộc.

Mỗi vị Thánh trong hệ thống Tam, Tứ Phủ đều có vai trò riêng, trong đó Động thờ Ngũ Hổ biểu tượng cho những vị thần hổ tự nhiên có sức mạnh và uy quyền lớn. Các vị thần Hổ khi được thờ cúng được quan niệm sẽ ban phát tài lộc, diệt trừ tà ma, đem đến công danh cho gia chủ hoặc những người thành tâm.

dong-ngu-ho-tuong-tho-ngu-ho.jpg (169 KB)

Quy tắc thờ cúng với Động thờ Ngũ Hổ

Để đảm bảo yếu tố tâm linh, việc thờ cúng Động thờ Ngũ Hổ cần phải tuân theo quy tắc sau: “Các vị Thần Hổ trấn giữ ở hướng nào thì sắp xếp theo đúng vị trí của hướng đó.” Trong đó: 

  • Vị Hoàng Hổ (được tạc ở bức tượng Hổ vàng, tương ứng với hành thổ): Đặt ở vị trí trung tâm của chính điện.
  • Vị Bạch Hổ (được tạc ở bức tượng Hổ trắng, tương ứng với hành kim): Đặt hướng về phía Tây.
  • Vị Thanh Hổ (được tạc ở bức tượng Hổ màu xanh, tương ứng với hành mộc): Đặt hướng về phía Đông.
  • Vị Xích Hổ (được tạc ở bức tượng Hổ đỏ, tương ứng với hành hỏa): Đặt hướng về phía Nam.
  • Vị Hắc Hổ (được tạc ở bức tượng Hổ xám đen, tương ứng với hành thủy): Đặt hướng về phía Bắc.

dong-ngu-ho-tuong-tho-ngu-ho-2.jpg (118 KB)

Động thờ Ngũ Hổ được đặt theo đúng theo đúng hướng giúp các vị thần thể hiện được quyền uy, ngoài ra cũng tượng trưng cho mối quan hệ tương sinh, tương khắc trong ngũ hành. Trong đó, vị Hoàng Hổ giữ vai trò trưởng trung cung, có quyền phép lớn với các vị thần Hổ trấn giữ 4 phương. 

Động thờ Ngũ Hổ thường có trong điện thờ tư nhân của nhiều gia đình, đặc biệt là những người có căn cao số nặng. Các vị thần Hổ sẽ trấn giữ nhà cửa, tiêu trừ tà ma, ngoại đạo, có sức mạnh toàn năng cứu độ giúp đời.

Nghệ nhân Sơn Đồng chế tác Động thờ Ngũ Hổ đẹp nổi tiếng

Tại Việt Nam có nhiều làng nghề chế tác đồ thờ cúng nhưng Sơn Đồng vẫn là làng nghề nổi tiếng với hơn 1000 năm lịch sử. Động thờ Ngũ Hổ là một trong các sản phẩm nổi tiếng được nghệ nhân Sơn Đồng chế tác tỉ mỉ, cẩn thận đạt đến độ hoàn hảo từ yếu tố thẩm mỹ, chất lượng, độ bền lẫn yếu tố tâm linh.

dong-ngu-ho-tuong-tho-ngu-ho-1.jpg (206 KB)

Thông tin về sản phẩm Động thờ Ngũ Hổ do nghệ nhân Sơn Đồng chế tác:

  • Chất liệu chính: gỗ tự nhiên chất lượng cao, thường là gỗ mít hoặc gỗ vàng tâm đẹp, bền, có thể chế tác tinh xảo.
  • Chất liệu sơn: phủ sơn PU hoặc sơn ta để bảo vệ, giúp tượng sáng đẹp không bị cong vênh mối mọt trong hàng chục năm.
  • Chất liệu lót: Sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc giúp Động thờ Ngũ Hổ có đẹp, nổi bật, làm rõ các nét chế tác điêu khắc tinh xảo qua bàn tay của nghệ nhân Sơn Đồng.
  • Họa tiết trang trí: đa dạng họa tiết tùy vào yêu cầu của khách hàng, họa tiết truyền thống vẫn được ưa chuộng nhất.
  • Kích thước: Chế tác theo kích thước yêu cầu phù hợp với không gian và kiến trúc của từng công trình thờ, tính theo kích thước lỗ ban đảm bảo yếu tố phong thủy và tâm linh. Thông thường Động thờ Ngũ Hổ có kích thước từ 0.47 - 1.4m.
  • Độ bền: vài chục năm lên đến hàng trăm năm tùy theo điều kiện môi trường, nhiều sản phẩm Sơn Đồng chế tác đạt đến đồ cổ.

Đồ thờ Thông Hồng là một trong những xưởng chế tác lâu năm, nổi tiếng tại làng nghề Sơn Đồng. Tại đây có nhiều nghệ nhân giỏi, hàng chục năm kinh nghiệm trong chế tác tượng và đồ thờ theo yêu cầu. Động thờ Ngũ Hổ của Thông Hồng được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã đẹp, nổi bật lên hình thái uy nghiêm của các vị quan. Đặc biệt, tượng được chế tác 100% thủ công tỉ mỉ, sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc làm nổi bật bức tượng thờ và mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Nếu khách hàng đang có nhu cầu tư vấn, đặt chế tác Động thờ Ngũ Hổ để bày cúng trong không gian thờ của gia đình, chùa, miếu,... hãy liên hệ với Đồ thờ Thông Hồng nhé.

ĐỒ THỜ THÔNG HỒNG
Địa chỉ: Ngã Tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0914 83 55 56