Mọi người vào trong chùa, viện đều có thể nhìn thấy tượng Phật với rất nhiều tư thế khác nhau. Những tư thế khác nhau đó là một loại biểu hiện trực quan của giáo lý Phật giáo. Tư thế của tượng Phật tuy rất nhiều, song đại để có thể chia ra làm 3 loại: Ngồi, đứng và nằm. Sự thay đổi tư thế Phật ngồi chủ yếu phản ánh ở tay và chân.
Tư thế chân Phật chủ yếu có 3 loại hình:
+ Loại thứ nhất là “kết gia phu toạ” (ngồi xếp bằng tròn) có nghĩa là hai bắp chân bắt chéo nhau, mu bàn chân này đặt lên đùi chân kia và ngược lại. Tư thế ngồi này có 2 loại: Lấy bàn chân phải đè lên cẳng chân trái, sau đó bàn chân trái ép lên chân phải, tư thế ngồi này gọi là “giáng ma toạ”, đây là cách ngồi của các hoà thượng Thiền Tông thường sử dụng; Thường sử dụng cách nữa là: Lấy bàn chân trái đè lên đùi phải, sau đó lấy bàn chân phải đè lên đùi trái. Cách ngồi này gọi là “cát tường toạ”. Tương truyền Thích Ca Mâu Ni khi thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề đã ngồi tư thế này.
+ Loại thứ 2 “bán gia phu toạ” (nửa bằng tròn). Chỉ đơn giản là cách ngồi lấy bàn chân phải đè lên chân trai, hoặc chỉ là lấy bàn chân trái ép lên chân phải. Loại thứ nhất có thể gọi là “song bàn”, loại thứ 2 có thể gọi là “đưon bàn”.
+ Loại thứ 3 cách ngồi gọi là “thiện gia phu toạ” hoặc là “ỷ toạ”, đặc điểm là 2 chân duỗi xuôi xuống. Trong 3 tư thế ngồi này, cách ngồi “kết gia phu toạ” xếp bằng tròn) là vững nhất, ổn định nhất, có thể ngồi được lâu không mỏi, hơn nữa lại giảm bớt dục vọng, tập trung tư tưởng, là cách ngồi tốt nhất khi tu hành.
Sự thay đổi của tư thế tay Phật ngồi cũng có ý nghĩa tôn giáo khác nhau:
+ Tay trái đặt ngang trên bàn chân trái gọi là “thiền định ấn” biểu thị Phật đang trong thiền định. Tay phải buông duỗi thẳng xuống gọi là “xúc địa ấn”, biểu thị Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật đã hy sinh cho tất cả chúng sinh. Tất cả đều chỉ có mặt đất mới có thể chứng minh được. Vì tất cả mọi việc đều xảy ra trên mặt đất.
+ Tay trái đặt ngang trên bàn chân phải, tay phải co cong vòng lên trên gọi là “thuyết pháp ấn”. Là tư thế mô phỏng khi Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp.
Trong đó có tạo hình tượng Phật tư thế ngồi ” xúc địa ấn” được gọi là “thành đạo tướng”, tạo hình tượng Phật ngồi ở tư thế “thuyết pháp ấn” được gọi là “thuyết pháp tướng”.
Tư thế đứng của tượng Phật cơ bản chỉ có một loại: Tay trái buông xuôi được gọi là (dữ nguyện ấn),biểu thị có thể thoả mãn nguyện vọng của chúng sinh, cánh tay phải co lên, giơ về phía trước, bàn tay hướng ra trước, ngón tay hướng lên trên, được gọi là “thi vô uý ấn),biểu thị có thể giải trừ được những khổ nạn cho chúng sinh. Tư thế tượng Phật đứng này còn được gọi là “chiên đàn Phật tượng” (chiên đàn là một loại cây trong sách cổ).
Nghe nói pho tượng Phật chiên đàn đầu tiên là Ưu Thân Vương ở Ấn Độ sai người dùng gỗ chiên đàn tạc theo hình tượng Thích Ca Mâu Ni khi tại thế đi du hoá. Về sau, phàm tất cả các tương Phật loại mô phỏng khắc thành đều gọi là “chiên đàn tượng Phật”. (Tượng Phật bằng gỗ chiên đàn).
Tư thế tượng Phật nằm cơ bản chỉ có một loại: Nằm nghiêm sang bên phải, hai chân duỗi thẳng, tay trái đặt thẳng lên chân trái, tay phải co lại gỗi đầu, đây là hình tượng của Thích Ca sau khi tiếp các đệ tử trước khi tạ thế.
Ở điện lớn của chùa Tịnh Thổ Tông cũng có nơi không thờ Thích Ca mà đổi sang thờ Phật A Di Đà. Phật A Di Đà có thể tiếp nhận dẫn họ đến thế giới Tây Phương Cực lạc cho nên còn được gọi là “Tiếp dẫn Phật”. Tượng Phật A DI Đà thường có hình dáng dẫn dắt chúng sinh, tay phải buông xuống làm động tác “dữ nguyện ấn” (thoả mãn nguyện vọng của chúng sinh),tay trái đưa ngang ngực, trong tay cầm đài sen vàng cửu phẩm, đó là việc sắp xếp chỗ cho chúng sinh khi về cõi Tây Phương cực lạc.
Có thể thấy rằng, tư thế của tượng Phật có nội dung tôn giáo hết sức phong phú, mà không phải là những hình dáng do nhà điêu khắc tuỳ tiện tạo thành theo ý mình.