HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI: Hoành phi câu đối thường thấy xuất hiện trong các nhà thờ lớn, nhà thờ họ, đình, chùa, miếu. Hoành phi đặt trên cao, sát tường và ở chính giữa. Câu đối được treo ở hai bên bàn thờ, thấp hơn một chút so với hoành phi. Trong một vài nhà thờ họ, câu đối còn có thể được treo ốp lên cột nhà thờ.
BÁT HƯƠNG: Bát hương là đồ thờ không thể nào thiếu được. Mỗi bàn thờ có số bát hương có thể là 1 hoặc 3 bát. Bát lớn nhất được đặt ở chính giữa và thường là bá hương thờ phật. Bát hương còn lại thờ thần: thổ công, thần tài, thần lộc,…Bát hương còn lại là thờ những người đã khuất trong nhà.
LỘC BÌNH: Nếu trên bàn thờ chỉ đặt một lọ lộc bình đặt bên trái bàn thờ theo hướng nhìn từ ngoài vào. Nếu đặt 2 lọ thì đặt ở 2 bên và phải đối xứng nhau.
ẢNH THỜ: Ảnh thờ đặt đối xứng 2 bên theo nguyên tắc “tả nam, hữu nữ” (bên trái là ảnh nam, bên phải là ảnh nữ).
NGAI CHÉN THỜ: Ngai chén thờ được đặt trước bát hương với số lượng 3 – 5 – 7 chén.
MÂM BỒNG: Bàn thờ có thể có 3 hoặc 5 loại mâm nhưng chủ yếu là 3 mâm: mâm ngũ quả đặt ở chính giữa, mâm bên trái là mâm đặt hoa, mâm bên phải đặt quả.
NGAI THỜ: Ngai thờ là đồ thờ được đặt ở vị trí chính giữa phía trong cùng.
ĐỈNH THỜ: Đỉnh thờ được đặt ở phía trước ngai thờ và sau bát hương.
CHÂN NẾN ĐỒNG: Đôi chân nến đồng đặt ở hai bên đỉnh thờ, sau bát hương.
ĐÔI HẠC THỜ: Đôi hạc đồng được đặt cạnh hai bên chân nến.
ỐNG ĐỰNG HƯƠNG: Đặt ở phía bên ngoài hai bên bàn thờ.
ĐÈN THỜ: Đèn thờ được đặt ở bên trong và đối xứng với hai bên cánh gà của bàn thờ.