Khái niệm:
Đức Phật là một con người hay cụ thể hơn là một chúng sinh đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đức và trí tuệ qua lỗ lực của bản thân.
Đạo Phật là tín ngưỡng mà người ta đặt niềm tin dựa trên trí hiểu biết về sự thật, sự thực ở trên đời chứ không phải sự mù quáng, đức tin hay thờ phụng mê tín.
Đạo Phật gồm có ba phương diện, giáo lý hay pháp học (Pariyatti),pháp hành (Patipatti) và chứng đắc hay pháp thành (Pariyatti) cả ba tuỳ thuộc và tương quan lẫn nhau. Đạo Phật không phải chỉ đơn thuần lưu giữ trong kinh sách, và cũng không phải là một đề tài để mọi người nghiên cứu trên quan điểm văn chương và lịch sử. Trước tiên cần phải nghiên cứu, thực hành, mới đạt được sự chứng đắc, và sự tự chứng này mới chính là mục tiêu cuối cùng của đạo Phật.
Tam thế Phật là có vô số các vị Phật xuất hiện lần lượt ở thời quá khứ, hiện tại và tương lai (vị lai) đã chỉ tất cả các vị Phật trong bà đời và mười phương thế giới. Cụ thể ba vị Phật đó là:
- Phật trong quá khứ -> Phật Nhiên Đăng
- Phật thời hiện đại -> Phật Thích ca
- Phật tương lai -> Phật Di lặc
(Thời kỳ đầu ở Ấn Độ, chữ “Phật” trong kinh Phật chủ yếu để chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni. Về sau này, thuận theo sự phổ truyền của Phật giáo thì chữ “Phật” cũng được sử dụng rộng rãi để chỉ tất cả những giác giả tu hành viên mãn theo trường phái Phật gia.)
Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Phật:
Giáo lý Nguyên thủy của Đức Phật là sự quan tâm của Ngài đến tất cả các vấn đề đạo đức trong xã hội con người, bằng những cách hướng thiện mà chính Ngài đã thể nghiệm và thực chứng, để làm cách sống cho chính mình cũng như cho người, cùng nhau đưa đến việc tỉnh thức, giải thoát. Bởi vì trong việc tu đạo, điều quan trọng là diệt trừ phiền não, để làm cho cái tâm trở lại thể tính thanh tịnh sẵn có của nó trong mỗi người.
Theo chiều dài của lịch sử cho đến ngày hôm nay có khoảng hơn 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới đã đi theo bước chân của Ngài, để đạt đến trạng thái lý tưởng của sự hoàn thiện về tri thức lẫn đạo đức, bằng những phương tiện hoàn toàn nhân bản, và đồng thời làm lớn mạnh lòng từ bi nhân ái, hầu giúp cho chính mình có thể trở thành một người bạn chân thành đối với tất cả nhân loại.
Đức Phật đã dạy những phương pháp đa dạng, đơn giản, bởi vì trình độ của con người vô cùng khác biệt. Không phải mỗi người đều suy nghĩ trong cùng một cách. Do đó chúng ta cần thường xuyên, tự chiêm nghiệm và thực hành một cách nghiêm túc, từng giờ, từng phút, từng giây, từng khắc... để đạt được hạnh phúc hiện tại ngay bây giờ.
Hình ảnh tượng thờ Phật:
Tượng Phật bà
Tượng Tam thế Phật
Tượng Phật Di Lặc
Tượng Phật Thích Ca
Tượng thờ Đức Phật thường được làm bằng gỗ có sơn ta hoặc sơn phủ vecni phải đảm bảo tính thẩm mỹ, toát lên được vẻ đức độ và thần thái của mỗi vị trư Phật.